Mẹ quá mạnh mẽ không tốt cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là con trai

Trẻ em luôn học hỏi từ chính cuộc sống hàng ngày. Cách hiệu quả nhất để dạy trẻ là làm mẫu và đối xử với chúng theo cách mà bạn muốn chúng đối xử với người khác. Hãy dành cho con tình thương và sự thấu hiểu chứ không phải la mắng hay sử dụng các biện pháp kỷ luật.

Trong xã hội hiện nay có một kiểu mẹ, họ cứng rắn và có năng lực trong công việc. Vì rất thành công trong sự nghiệp nên luôn đòi hỏi con cái phải cố gắng, học tập rèn luyện trong cường độ cao. Một khi con làm chưa tốt thì có thể bị mẹ mắng. Những áp đặt, cảm xúc “mạnh” ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bình thường về sức khỏe tinh thần của trẻ.

 

chăm sóc trẻ nhỏ, chăm con, lưu ý khi chăm sóc trẻ

(Ảnh minh họa)

Các chuyên gia tâm lý trẻ em chỉ ra rằng vai trò quan trọng của mẹ trong giáo dục gia đình không ai có thể thay thế được. Lời nói và việc làm của mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng và trực tiếp trong việc hình thành lối suy nghĩ và hành vi của bản thân con trẻ.

Nhưng làm thế nào để hướng dẫn con một cách đúng đắn để con lớn lên khỏe mạnh lại là một kỹ năng mà nhiều bà mẹ còn thiếu trong cuộc sống thực.

Đòi hỏi con quá mức thường phản tác dụng

Thông thường, những người mẹ có cá tính mạnh, đòi hỏi quá cao ở con cái đều nóng lòng mong con mình sớm “hóa rồng”, trưởng thành hơn bạn bè đồng trang lứa. Chính vì chìm đắm trong những mộng tưởng viển vông về tương lai của con cái mà những người mẹ này ngày một trở nên cầu toàn, khó tính.

Tuy nhiên, động lực trưởng thành của trẻ lại xuất phát từ tâm lý không ngừng khẳng định bản thân. Đòi hỏi thái quá sẽ khiến trẻ nhỏ mất cảm giác an toàn, gia tăng áp lực tâm lý, thậm chí gây ra tâm lý sợ hãi bị bỏ rơi.

chăm sóc trẻ nhỏ, chăm con, lưu ý khi chăm sóc trẻ

(Ảnh minh họa)

Và khi đứa trẻ dần lớn lên, nhận ra mình không còn phù hợp với mong muốn của mẹ, thì động lực vươn lên sẽ mất đi. Lúc này đứa trẻ sẽ trở nên mệt mỏi, không một lời chỉ trích nào có thể khiến cậu bé lay động được nữa, dần dần trở nên khép kín, trầm cảm.

Quá gò bó con cái thường khiến trẻ đánh mất chính mình

Một số bà mẹ coi việc nuôi dưỡng thành công của con cái là một cách để nhận ra giá trị bản thân. Khi con thành công, mẹ cho rằng mình thành công, khi con thất bại, người mẹ thậm chí còn đau hơn con.

chăm sóc trẻ nhỏ, chăm con, lưu ý khi chăm sóc trẻ

(Ảnh minh họa)

Những đứa trẻ này hoặc là hoàn toàn phục tùng cha mẹ, cuối cùng đánh mất chính mình, chỉ có thể đeo bám và quen với việc được mẹ hỗ trợ, dần dần trở nên thiếu tự lập, yếu đuối.

Hoặc là những đứa trẻ bắt đầu không vâng lời cha mẹ, nổi loạn đến mức không thể kiểm soát. Những đứa trẻ lúc này thà làm tổn thương bản thân, tổn thương mẹ để theo đuổi cái gọi là tự do. Cuối cùng, mối quan hệ cha mẹ và con cái trở nên cứng nhắc, con cái lầm đường lạc lối và cha mẹ bất lực.

 

Thậm chí một số đứa trẻ trở nên háo thắng, chạy theo xu thế, tâng bốc kẻ mạnh hơn mình, coi kẻ yếu hơn mình chẳng ra gì, tính cách cực đoan, bộc phát cảm xúc một cách thiếu kiểm soát.

Kết luận:

Người mẹ quá mạnh mẽ, độc đoán bắt nguồn từ việc thiếu vắng tình yêu thương của người cha trong quá trình nuôi dạy con cái. Trong hoàn cảnh như vậy, không phải con không thể tách khỏi mẹ, mà là mẹ không thể tách khỏi con. Họ thường muốn khống chế con, thậm chí quyết định tương lai cho con, đây cũng là một loại hại tinh thần cho đứa trẻ.

chăm sóc trẻ nhỏ, chăm con, lưu ý khi chăm sóc trẻ

Vì vậy, trong một gia đình, nếu cha mẹ cùng nhau nuôi dạy con cái, thì việc giáo dục là việc chung giữa vợ và chồng. Họ bàn bạc làm thế nào để con cái phát triển tốt hơn, làm thế nào để con cái được bầu bạn tốt hơn, điều này là tốt hơn cho trẻ.

Nguồn: https://ngoisao.vn/suc-khoe/cham-con/me-qua-manh-me-khong-tot-cho-su-phat-trien-cua-tre-dac-biet-la-con-trai-385108.htm

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X