Mẹ vui vẻ đưa bé 7 tuổi đi họp lớp, về phát hiện đã bị mời ra khỏi nhóm chat, chữa thẹn ‘Trẻ con biết gì đâu’

Một hai tuổi là động lòng người, ba bốn tuổi có chút phiền phức, năm sáu tuổi phiền phức, bảy tám tuổi nếu không giáo dưỡng kỹ thì dễ khiến người khác bực bội.

Đó là câu đúc kết của những người có kinh nghiệm nuôi dạy trẻ nhỏ. Thực ra bản thân một đứa trẻ ngoan hay không ngoan đều không liên quan gì đến tuổi tác. Trẻ 6,7 tuổi đã có tính tự giác, nhưng nếu qua hiếu động thì cảm giác gia đình khó kỷ luật, người ngoài nhìn vào dễ dung thứ cho những đứa trẻ 3,4 tuổi; nhưng họ sẽ cho rằng giáo dục gia đình có vấn đề khi trẻ 6,7 tuổi vẫn hành xử nơi công cộng một cách thiếu hiểu biết.

hình ảnh

Chúng ta vẫn hay gặp những câu đại loại như “Nó còn nhỏ mà biết gì”, “Trẻ con chấp làm chi”… khi người lớn biện minh cho một hành động vô ý thức của trẻ nhỏ. Nhiều người nghĩ rằng tính khí của con sẽ tự nhiên cải thiện sau khi con bước qua một độ tuổi nào đó. Nhưng nếu cha mẹ cứ để mặc như vậy thì con chỉ làm cha mẹ xấu hổ mà thôi.

Con trai của chị Phương thông minh, kháu khỉnh nhưng nghịch phá có tiếng. Điều này cả gia đình đều biết. Mỗi khi chị dẫn con sang chơi nhà bố mẹ đẻ, chị dâu chị phải khóa chặt cửa tủ, dọn dẹp tất cả những đồ dễ vỡ trong tầm mắt….Chị Phương cho rằng chị dâu làm quá, than phiền với mẹ thì chính bà cũng bảo rằng cái nết của con trai chị không ai chiều được.

Có hôm thằng bé tự ý vào phòng ông bà, rồi mở máy lạnh, sau đó mở cửa sổ … vì nó thích thế. Hôm nọ thì tự ý vẽ quẹt vào sách của bé Na, con gái lớn của anh trai chị Phương, khiến con bé khóc lóc vì sợ cô giáo mắng, bố mẹ phải gọi điện giải thích với cô thì bé Na mới chịu hôm sau đi học. Cũng vì chuyện này mà không ít lần chị dâu – em chồng đụng chuyện.

Chị Phương thì nghĩ rằng khi con trai lớn hơn một chút thì cháu sẽ chững chạc hơn, ví như bé Nu em của bé Na đấy. Lúc bé nó cũng nghịch mà bố mẹ, anh chị có nói gì đâu. Giờ Nu lên lớp 5 thì tự dưng lại ít nói, trầm tĩnh hơn. Chị Phương lúc nào cũng cho rằng nhà thành kiến với con trai mình là do xuất phát từ chị dâu, từ đó cũng không thường lui tới nữa, chỉ cuối tuần mới mang con sang gửi nhà ông bà.

Cuối tuần này, chị Phương có một buổi họp lớp những người bạn cấp 3. Vốn dĩ trước đây họ vẫn gặp nhau thường xuyên nhưng 2 năm dịch dã, các bạn ở nước ngoài không về được, một số thì nằm trong khu vực giãn cách nên cũng khó tụ tập. Lẽ ra chị Phương sẽ để con ở nhà, nhưng tuần trước khi đón con, chị thấy sắc mặc chị dâu có vẻ không được vui.

Hơn nữa bố chị còn mắng vốn con trai tự ý thả đồ chơi vào bồn cầu làm nghẹt, chị dâu phải ra tay. Chị Phương quyết định tuần này không đưa con sang gửi mà sẽ dẫn con theo họp lớp. Những lần trước mọi người rất yêu quý thằng bé, qua 2 năm chẳng mấy chốc nó đã 7 tuổi, có lẽ cũng không phiền gì,

Đến bữa tiệc, vừa nhìn thấy bạn học của mẹ, cậu vội núp sau lưng mẹ, mặc cho các cô chú chào hỏi thế nào, cậu cũng không đáp lại. Một lát sau khi mọi người chuyện trò rôm rả thì các món ăn mới được bưng lên. Con trai chị Phương là người đầu tiên chạy đến bàn và gắp những thứ mình thích vào chén, mặc cho mọi người vẫn đang đợi món. Trong bữa ăn, cậu bé còn dùng đũa lật khắp đĩa để tìm món ăn yêu thích của mình.

Nếu gắp trúng miếng không vừa ý, cậu nhóc liền cho lại vào đĩa. Sau khi phát hiện ra, chị Phương đã mắng con trai mình và xin lỗi các bạn trong lớp. Mặc dù mọi người đều nói là ổn nhưng sau khi ăn hết, không khí vẫn ngượng ngùng. Cho đến khi họ trò chuyện hồi tưởng chuyện ngày xưa, mọi người mới sôi nổi hẳn lên. Nhưng khác với những đứa trẻ còn lại, con trai chị Phương lúc này chạy nhảy lung tung, đòi về nhà vì không có gì chơi, bị mẹ mắng vài câu, thậm chí cậu bé còn lăn ra khóc.

hình ảnh

Lúc này, người bạn cùng lớp sống gần đó mời mọi người đến nhà chơi. Ban đầu chị Phương không muốn đi nhưng con lại đòi đi. Kết quả là sau khi đến nhà bạn của mẹ, cậu bé đã nhìn thấy trong tủ kiếng có rất nhiều mô hình xe hơi. Tò mò và không được sự đồng ý của người khác, bé nghịch đồ chơi và ném lung tung sau khi chơi xong. Bé cũng thích giật đồ chơi mà những đứa trẻ khác đang chơi cùng.

Chị Phương mắng con trai mình vào thời điểm đó, nhưng cậu con trai không nghe lời, thậm chí còn ném đồ chơi xa hơn. Kết quả là sau khi bữa tiệc kết thúc, chị Phương đưa con trai về nhà, mắng vài câu rồi đi ngủ. Hôm sau định vào nhóm chat họp lớp xem hình thì phát hiện mình đã bị mời ra khỏi nhóm.

Qua một người bạn thân học cùng lớp ngày xưa, chị Phương mới hiểu, sở dĩ mọi người đều dứt khoát như vậy là vì sau nhiều năm không gặp, họ hi vọng con trai cô Phương đã thay đổi. Thực sự cậu bé nghịch ngợm từ nhỏ nhưng không quá quắt như hiện tại, và những lần trước họ cũng nghĩ rằng chị Phương sẽ uốn nắn con. Tuy nhiên lần này họ đã nhìn thấy cậu nhóc không những nghịch ngợm mà còn vô phép và hỗn hào, những đứa trẻ khác không thích chơi với con của chị Phương, nên họ không muốn tương tác với chị nữa. Chị Phương tức giận bảo bạn “Trẻ con mà biết gì đâu”. Cô bạn thân của chị mới nói:

“Trước đây chúng ta đi cà phê với nhau luôn không thích những đứa trẻ chạy nhảy, la hét, vô kỷ luật trong khi bố mẹ chúng chẳng biết làm gì. Chúng ta đã nói rằng sau này ai không quản được con thì mời rời khỏi nhóm chat, quên rồi à?”

Lúc này chị cảm thấy xấu hổ vô cùng, hóa ra cũng chỉ có người nhà là còn nhịn được mẹ con chị, chứ ra ngoài thì vì không thân thích, ruột rà thì họ thẳng tay xóa chị khỏi nhóm chat.

Từ sự việc này, chúng ta có thể thấy rằng giáo dục của gia đình rất quan trọng với tương lai đứa trẻ. Và để mặc con sống lỗi không phải là một ý hay. Vả lại, khi bé còn nhỏ thì ai cũng có thể che chở, nhưng khi bé đi học hoặc lớn lên rồi thì người khác có còn dung túng nữa không. Mẹ hãy nhớ những điều sau khi dạy con:

1. Cha mẹ phải làm gương cho con

Cha mẹ là tấm gương phản chiếu của con cái, qua sự thể hiện của con mới có thể thấy được cha mẹ. Nếu muốn con mình trở thành một người có nền tảng và giáo dục tốt, cha mẹ cũng nên thể hiện hành vi ở mọi nơi. Ví dụ, cha mẹ nên chú ý đến phép xã giao khi ăn, không nên bỏ qua cảm xúc của các thành viên khác trong gia đình vì chăm sóc con cái; khi tiếp xúc với người khác cũng nên chú ý lời ăn tiếng nói, văn minh, lịch sự, có ranh giới.

hình ảnh

2. Luôn nắm bắt cơ hội để giúp trẻ thiết lập ý thức về các quy tắc

Dù là ở nhà hay ra ngoài tiếp xúc với họ hàng, bạn bè, cha mẹ giáo dục con cũng phải hình thành cho con những ý thức, quy tắc. Ví dụ, không chạm vào hoặc lấy đồ của người khác. Khi muốn xem hoặc chơi, trước tiên phải được người khác cho phép; nếu người lớn tuổi chưa ngồi vào bàn thì không được; không ngắt cuộc trò chuyện của người khác tùy ý, hoặc chơi trong khi ăn, v.v.

3. Cải thiện sự đồng cảm của trẻ em và học cách đồng cảm

Nhiều trẻ tỏ ra bất lịch sự nhưng thực chất lại thiếu sự đồng cảm, cha mẹ nên chủ động dạy con suy nghĩ theo tư duy của mình. Ví dụ, nếu mẹ thấy trẻ không thích chào hỏi, bạn nên nói với trẻ rằng chào hỏi là một kiểu quan tâm, đặc biệt khi con gặp ai đó mà con hoặc cha mẹ biết, con phải học cách quan tâm đến người khác, và những người khác cũng sẽ quan tâm đến con.

Một ví dụ khác là tại sao con cần được phép chơi với đồ chơi của người khác , vì con không muốn người khác nghịch đồ chơi của mình thì các bạn cũng vậy. Bằng cách này, trẻ sẽ hiểu và từ từ sẽ cảm nhận được cảm xúc của người khác.

Nguồn: https://www.webtretho.com/p/me-vui-ve-dua-be-7-tuoi-di-hop-lop-ve-phat-hien-da-bi-moi-ra-khoi-nhom-chat-chua-then-tre-con-biet-gi-dau

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X