Những biểu hiện trên bàn ăn chứng tỏ con kém EQ, cha mẹ giúp sửa ngay nếu không muốn tương lai con bết bát

Những biểu hiện trên bàn ăn liên quan tới EQ của trẻ và điều đó ảnh hưởng rất lớn tới tương lai con cái sau này, nên cha mẹ cần đặc biệt chú ý.

Ngày nay xã hội quan tâm nhiều tới sự phát triển EQ tức trí thông minh cảm xúc cho trẻ. EQ liên quan tới sự sáng tạo, cách hành xử, hành vi. Ông Goleman, giáo sư tâm lý học tại Đại học Harvard (Mỹ) cho rằng sự thành công của một người thì IQ chỉ chiếm 20%, nhưng EQ chiếm tới 80%. Trí tuệ cảm xúc cao là chìa khóa để dẫn lối cho con người tới thành công trong các mối quan hệ, trong làm ăn.

EQ cao giúp họ đưa định hướng và quyết định đúng đắn hơn, chịu áp lực xã hội tốt hơn, bớt stress, giải quyết xung đột tốt hơn. Người cso EQ cao thường là người được tôn trọng trong tập thể.

Đánh giá IQ của trẻ, cha mẹ có thể xem bài học, các bài trắc nghiệm IQ. Nhưng để biết EQ thì phải xem biểu hiện từ những hoạt động hàng ngày. Và bữa ăn thể hiện rất rõ EQ của trẻ. Những hành vi khi ăn của trẻ thể hiện trí tuệ cảm xúc của bé. Do đó cha mẹ cần chú ý và sửa cho con nếu trẻ có các biểu hiện sau:

tre trong

Gấp gáp vội vàng khi ăn

Hành vi gấp gáp xô tới đồ ăn, ăn vội ăn vàng thể hiện nét tính cách xấu và kém lịch sự. Khi ăn bé vội vàng và không kiên nhẫn với sự phục vụ của người khác trong khi mọi người vẫn vui vẻ chờ đợi. Trẻ vội vàng muốn ăn không chờ đợi người khác. Hành động này thể hiện sự ích kỷ và không lịch sự. Đó cũng là những đứa trẻ có xu hướng nghĩ tới bản thân nhiều hơn, ích kỷ và thu hẹp mối quan tâm xoay quanh chính mình.

Hành vi này nếu mang ra xã hội con bạn sẽ bị đào thải, không được tôn trọng, không được sự quý mến từ bạn bè.

Cách xử lý: Cha mẹ cần tập cho con và giải thích cho con hiểu về việc lịch sự và phép ăn uống trước mặt người khác. Ăn uống là một nét văn hóa thể hiện tính cách con người. Chờ đợi thể hiện sự tôn trọng. Hãy nói cho con biết nếu một lúc nào đó con tới trễ, nhìn thấy người khác ăn gần hết rồi, con thấy thế nào. Giải thích cho con hiểu làm một món ăn đầu bếp mất công ra sao, lâu thế nào nên chúng ta phải biết trân trọng và chờ đợi. Và đầu bếp phải phục vụ bao nhiêu người cùng lúc nên tất nhiên không thể chỉ phục vụ mình chúng ta. Nếu là bữa ăn tại gia, bạn hãy đưa bé vào cùng làm bếp, khyến khích con nếu muốn nhanh hãy giúp đỡ người khác, và để con thấy “ăn thì nhanh mà chế biến lâu ra sao”.

Trẻ hay làm ồn ào trên bàn ăn

Trẻ nhỏ sẽ khó ngôi yên khi ăn. Nhưng có những em bé 4-5 tuổi rồi vẫn la hét gây ồn ào lộn xộn trên bàn ăn. Trẻ vừa ăn vừa la hét, vừa ăn vừa chạy nhảy nghịch ngợm, chọc vào món ăn…Điều đó chứng tỏ trẻ không có sự an tâm trong lòng, trẻ không ý thức được sự tôn trọng người khác.

Thói quen xấu này khiến con bạn bị đánh giá là thiếu giáo dục và đang ảnh hưởng tới người khác. Không một ai gây ảnh hưởng xấu tới người khác mà lại gặp may mắn cả. Do đó bạn cần ngăn chặn điều này.

Cách xử lý: Nếu con không nghiêm túc, lần sau con sẽ phải ngồi ăn một mình, con không được ngồi chung. Giải thích cho con hiểu về việc lịch sự và tôn trọng người khác. Nhắc nhở bé thường xuyên.

tre nghic ban an

Thường giành ăn món mình thích mà không có ý thức chia sẻ

Trẻ có tâm lý chọn đồ ăn mình thích và sợ hết. Tuy nhiên có những em bé biết nhìn và biết chia sẻ, còn có những em bé thì lại không thậm chí còn tranh quá phần của mình. Nếu con bạn có hành vi như vậy cần ngay lập tức sửa đổi, không thể cho rằng trẻ con thích thì giành thôi chứ ăn gì đâu.

Cách xử lý: Hãy ví dụ cho bé khi người khác giành một món khác mà con muốn, họ không chia sẻ, con thấy sao. Sau đó dùng món con đang giành để chia sẻ với người khác, con thấy thế nào. Tuyệt đối không nuông chiều con kiểu này. Nếu món ăn đã có khẩu phần, không thể vì con thích mà nhường hết cho con.

Không tôn trọng bố mẹ, người lớn tuổi

Con trẻ coi mình là trung tâm muốn gì thì phải đòi cho bằng được. Khi bố mẹ gắp cho ông bà một món gì đó mà con thích con đòi, con khóc là biểu hiện EQ thấp. Hoặc khi trong gia đình có người lớn cùng ăn thì con trẻ phải biết mời hoặc đợi người lớn mới được ăn. Bạn nên tránh việc ưu tiên cho qua nét văn hóa này. Thói quen này khiến trẻ quên mất văn hóa truyền thống nên sau này khi ra ngoài dễ bị ghét và bị tránh xa.

Cách xử lý: Bạn cần dạy con thói quen này từ nhỏ và có những quy định rõ ràng trong gia đình. Không cho con đặc quyền riêng và giải thích cho con hiểu nét đẹp văn hóa truyền thống đó.

Chọn lựa nhiều lần trong đồ ăn

Hành động lật qua lật lại món ăn để tìm miếng mình thích là rất bất lịch sự và thiếu tôn trọng người khác. Hành động này sẽ khiến người khác khó chịu và cảm thấy mất ngon. Điều đó thể hiện trẻ không biết để ý tới người khác và khiến người khác “sợ”. Những em bé này chỉ làm theo ý thích mà không có suy nghĩ cho người khác, lớn lên sẽ khó mà có được những mối quan hệ sâu sắc. Những người này ích kỷ hay mang rắc rối cho người xung quanh.

Cách xử lý: Nhắc nhở ngay khi con chọn kiểu đó. Tuyệt đối không nghĩ trẻ con mà chưa hiểu chuyện.

Lớn rồi vẫn không tự “phục vụ” trong bữa ăn

Nhiều trẻ lớn nhưng vẫn để cha mẹ đút hoặc gắp, bóc thức ăn cho. Điều đó là không đúng đắn, không tạo tính tự giác tự lập cho trẻ. Nhiều người vì mong cho xong nên đáp ứng nhu cầu của con.

Cách xử lý: Nếu con biết làm con không làm thì con không có ăn. Thói quen ỷ lại của trẻ sẽ khiến tương lai của trẻ sau này thụt lùi vì ngoài xã hội không ai có thể ỷ lại cho ai được.

Vừa ăn vừa chê đồ ăn

Không ngon miệng, trẻ có quyền chê, nhất là khi trẻ nhỏ không biết nói dối. Nhưng chê đồ ăn ngay khi đang ăn, sẽ khiến người khác mất ngon. Nếu lớn lên trẻ vẫn như vậy thì người khác sẽ rất không muốn ăn cùng, không muốn sống cùng, làm việc cùng.

Cách xử lý: Nhắc con hãy tập trung ăn, nếu con không thấy ngon con có thể không ăn nữa, nhưng hãy để người khác ăn, ăn xong chúng ta sẽ nói chuyện.

Nếu con cái bạn mà có những biểu hiện như trên, đừng cho là bình thường, trẻ nhỏ chưa biết gì nhé. Dạy con là dạy từ nhỏ để hình thành thói quen tốt. Thói quen thấm vào từ nhỏ sẽ trở thành văn hóa của một con người. Một khi đã thành thói quen thì rất khó bỏ. Thói quen càng xấu càng khó bỏ.

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X