Những hậu quả khôn lường khi ba mẹ bỏ mặc bé khóc mà không thèm dỗ dành

Theo Askdrsears, dựa trên nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học về vấn đề này, người ta lí giải được tại sao ngu.y hiể.m khi bỏ mặc trẻ khóc quá lâu.

Các nhà khoa học nói rằng nếu để trẻ khóc một mình và không ai chú ý đến, trẻ sẽ rất lo lắng, thậm chí bị khủ.ng ho.ảng tinh thần.

Khi chúng ta đang cố gắng hiểu lí do tại sao để trẻ khóc quá mức sẽ gây hại cho trẻ, trước hết hãy hiểu sự thật rằng cơ thể và bộ não con người sẽ chất đầy hormone stress cortisol và adrenaline.

Khi các mô não phải chịu đựng những hormone gây hại này trong một thời gian dài, các dây thần kinh sẽ mất kết nối với nhau và dần bị già hóa.

Đây có phải là lí do người ta cho rằng trẻ bị bỏ cho khóc hàng giờ, hàng đêm theo phương pháp luyện ngủ Cry – it – out sẽ bị ảnh hưởng thần kinh nghiêm trọng và những ảnh hưởng này cản trở sự phát triển bình thường của não bộ.

bo mac tre khoc khong do ngay va nhung hau qua khon luong 01

Theo Askdrsears, dựa trên nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học về vấn đề này, người ta lí giải được tại sao ngu.y hiể.m khi bỏ mặc trẻ khóc quá lâu.

Mất cân bằng các chất hóa học và hormone trong não

Nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ sơ sinh thường xuyên bị tách khỏi cha mẹ có nồng độ hormone căng thẳng cortisol cao bất thường, và hormone tăng trưởng ở mức thấp hơn. Sự mất cân bằng này ức chế sự phát triển của các mô thần kinh trong não, kìm hãm sự phát triển và làm suy yếu hệ thống miễn dịch.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Yale và Đại học Y Harvard phát hiện ra rằng căng thẳng trong giai đoạn đầu đời có thể làm thay đổi hệ thống dẫn truyền thần kinh của bộ não và gây ra những thay đổi về cấu trúc và chức năng ở các vùng não tương tự như ở người lớn bị trầm cảm.

Một nghiên cứu cho thấy những trẻ sơ sinh trải qua các cơn khóc dai dẳng có nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý gấp 10 lần khi còn nhỏ, ngoài ra có thể có thành tích học tập kém và hành vi chống đối xã hội.

Các nhà nghiên cứu kết luận những hậu quả này có thể là do thái độ thờ ơ, chậm phản ứng với tiếng khóc của trẻ của bố mẹ.

Nghiên cứu của Tiến sĩ Bruce Perry tại Đại học Baylor có thể giải thích cho điều này. Ông phát hiện ra khi căng thẳng bị kí.ch thí.ch quá mức thì thân não của trẻ sơ sinh (phần não kiểm soát sự giải phóng adrenaline) và các phần của não phát triển nhờ việc tiếp xúc về thể chất và cảm xúc bị bỏ mặc (chẳng hạn như khi em bé liên tục bị bỏ mặc trẻ khóc một mình), thì đứa trẻ sẽ lớn lên với một hệ thống adrenaline hoạt động quá mức.

Một đứa trẻ như vậy có thể tăng sự hu.ng h.ăng, bốc đồng và b.ạo l.ực sau này trong cuộc sống vì thân não thường xuyên tiết ra adrenaline và những hormone căng thẳng khác vào những thời điểm không phù hợp.

Tiến sĩ Allan Schore thuộc Trường Y khoa UCLA đã chứng minh rằng hormone căng thẳng cortisol (tiết ra trong não khi trẻ khóc trong căng thẳng) thực sự phá hủy các kết nối thần kinh ở những bộ phận quan trọng của bộ não.

Ngoài ra, khi các phần của não đóng vai trò điều chỉnh cảm xúc và gắn bó không được kí.ch thí.ch ở giai đoạn sơ sinh (giống như xảy ra ở em bé thường xuyên bị bỏ mặc cho khóc), các phần của não bộ sẽ không phát triển.

Kết quả sẽ tạo ra một đứa trẻ bạ.o lự.c, bốc đồng, vô cảm. Ông kết luận rằng sự nhạ.y cả.m và phản ứng nhanh của cha mẹ đối với con trẻ sẽ kí.ch thí.ch và định hình các kết nối thần kinh ở những phần trọng yếu đóng vai trò điều khiển sự gắn kết và cảm xúc của bộ não.

bo mac tre khoc khong do ngay va nhung hau qua khon luong 02

Phát triển về xã hội, tình cảm và trí tuệ bị suy giảm

Chuyên gia phát triển sơ sinh, Tiến sĩ Michael Lewis, đã trình bày kết quả nghiên cứu tại một cuộc họp của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, kết luận rằng: “Điều ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự phát triển về trí tuệ của một đứa trẻ là sự đáp ứng của người mẹ đối với những dấu hiệu của con mình”.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thường xuyên bị bỏ mặc cho trẻ khóc sẽ có những ảnh hưởng không phát triển được các kĩ năng xã hội và trí tuệ lành mạnh

Tiến sĩ Rao và các đồng nghiệp tại Viện Y Tế Quốc gia cho thấy trẻ sơ sinh khóc kéo dài (nhưng không phải do đau bụng) trong 3 tháng đầu đời có IQ trung bình thấp hơn 9 điểm khi 5 tuổi. Kĩ năng vận động của các trẻ này cũng phát triển kém.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Pennsylvania và Arizona phát hiện ra rằng trẻ sơ sinh khóc quá nhiều trong những tháng đầu gặp nhiều khó khăn hơn trong việc kiểm soát cảm xúc và thậm chí còn quấy khóc hơn khi cha mẹ cố gắng dỗ dành vào lúc 10 tháng tuổi.

Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng những đứa trẻ khóc lâu hơn, ban ngày bám bố mẹ nhiều hơn và mất nhiều thời gian để chúng trở thành những đứa trẻ độc lập.

bo mac tre khoc khong do ngay va nhung hau qua khon luong 03

Những thay đổi có hại về mặt si.nh l.í

Nghiên cứu trên động vật và con người đã chỉ ra khi tách khỏi cha mẹ, trẻ nhỏ có thân nhiệt bất ổn, nhịp tim không ổn định và giảm giấc ngủ REM (giai đoạn ngủ phát triển não).

Tiến sĩ Brazy tại Đại học Duke và Ludington-Hoe và các đồng nghiệp tại Đại học Case Western đã chỉ ra trong 2 nghiên cứu riêng biệt về việc khóc kéo dài ở trẻ sơ sinh làm cho huyết áp não, hormone stress tăng như thế nào, máu não bị ngăn trở và oxi lên não bị hạ như thế nào.

Họ kết luận rằng người chăm sóc trẻ nên trả lời tiếng khóc của bé một cách nhanh chóng, phù hợp và toàn diện.

Theo giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X