Đây chính là 8 kiêng cữ 3 tháng cuối mà mẹ bầu nào cũng phải biết để con chào đời đủ tháng đủ ngày

Những kiêng cữ 3 tháng cuối dưới đây, mẹ nào cũng nên thuộc nằm lòng để giúp con yêu thật khỏe mạnh, chào đời đủ tháng đủ ngày.

Chúc mừng mẹ đã trải qua 6 tháng thai kỳ ngập tràn hạnh phúc nhưng cũng không thiếu phần vất vả! Mẹ chớ vội nóng lòng vì thời khắc được ngắm nhìn gương mặt con yêu đã cận kề lắm rồi! 3 tháng đầu là giai đoạn mẹ bầu ắt hẳn phải lo lắng nhiều nhất vì nguy cơ sẩy thai rất cao. Bước sang giai đoạn giữa, mặc dù được xem là “vùng an toàn” thế nhưng những biến chứng thai kỳ vẫn rình rập đâu đó và có thể xảy đến bất kỳ lúc nào, vào thời điểm mà mẹ không thể ngờ tới. Đến 3 tháng cuối, thai nhi đã phát triển tương đối hoàn thiện, mang hình hài của một đứa bé. Nhiều mẹ cứ nghĩ mình và em bé thực sự đã an toàn, nhưng không. Tất cả đều không thể nói trước.

Cuối thai kỳ, mẹ đang bước vào chặng đường nước rút. Đây là giai đoạn thai nhi có sự phát triển mạnh mẽ, tăng cân nhanh chóng. Theo đó, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu cũng có nhiều thay đổi. Chiếc bụng trở nên vướng víu rất nhiều, mọi thói quen sinh hoạt đều phải thận trọng nhiều hơn. Trong đó có những kiêng cữ mẹ buộc phải nằm lòng nếu muốn “mẹ tròn con vuông”, con chào đời khỏe mạnh đủ tháng đủ ngày. Đừng vì sự bất cẩn của mình mà “tự tay” hủy đi thành quả đã cố gắng trong suốt chặng đường vừa qua mẹ nhé.

1. Làm việc nhà

Công việc nhà trước giờ vốn là thói quen của nhiều mẹ. Vì thế, ngay cả lúc bầu bì, mẹ cũng tự tay đảm nhận trách nhiệm này. Điều này có thể vẫn khá an toàn trong 6 tháng đầu nhưng riêng 3 tháng cuối, mẹ bầu phải hết sức cẩn trọng. Những công việc như giặt giũ, lau nhà,… nếu chẳng may trượt ngã, hậu quả có thể không tưởng tượng nổi.

Ngoài ra, việc phải tiếp xúc nhiều khói bụi trong bếp cũng khiến mẹ khó chịu. Đặc biệt, thời gian bầu bì, mẹ tuyệt đối tránh công việc dọn chuồng thú cưng vì lông chó và mèo có chứa vi khuẩn toxoplasmosis có thể gây ngộ độc em bé trong bụng. Do đó, để bảo vệ thai kỳ suôn sẻ, mẹ nhớ bảo bố làm thay nhé!

2. Thói quen ăn mặn

Không chỉ là trong 3 tháng cuối, thói quen ăn mặn trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ cũng đều có thể gây hại cho bé. Ở những tháng cuối, mẹ bầu phải hạn chế, tốt hơn hết là không nên ăn. Đồ ăn quá mặn có thể làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp, gây tiền sản giật. Hơn nữa, thói quen ăn đồ mặn quá lâu dẫn đến việc tích nước, khiến cho tình trạng phù nề trở nên nghiêm trong hơn. Còn chưa kể, thói quen này có ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng của thai nhi.

3. Nằm nhiều trong ngày

Kết quả hình ảnh cho Nằm nhiều trong ngày

Bước sang tháng 7, chiếc bụng bầu lúc này đã trở nên “to vượt mặt”. Đúng với nghĩa đen của cụm từ này, chiếc bụng bầu cản trở cả tầm nhìn và khả năng giữ thăng bằng của mẹ, do đó khiến việc di chuyển cũng trở nên khá khó khăn. Nhiều mẹ thường chỉ muốn nằm nghỉ ngơi, chán việc phải ra ngoài hay đi đâu đó vì quá mệt mỏi và nặng nề. Thế nhưng, ngoại trừ những trường hợp cá biệt ra, các chuyên gia không khuyến khích điều này. Thậm chí nằm nhiều còn là một trong những điều mẹ bầu cần kiêng cữ ở những tháng cuối.

Dù là ở thời điểm nào của thai kỳ, mẹ cũng nên vận động, tập thể dục. Điều này hoàn toàn có lợi cho việc sinh đẻ, hơn nữa, thai nhi cũng nhờ đó mà phát triển tốt hơn. Nếu mệt mỏi, mẹ có thể đi quanh quẩn trong sân nhà, đi bộ, leo cầu thang bộ,… tránh các hình thức vận động quá sức.

4. Nằm ngủ ở tư thế ngửa

Kể từ khi bước qua giai đoạn cuối, thai nhi đã đạt mức phát triển tương đối, đẩy bề cao tử cung và vòng bụng tăng đáng kể. Do đó tư thế nằm ngủ ngửa đã không còn phù hợp với thai phụ. Tư thế này có thể gây cản trở trình máu lưu thông khiến thai nhi có thể bị chèn ép, thiếu máu và cạn oxi, nặng nhất là thai lưu.

Hơn nữa, trong 3 tháng cuối, việc có một giấc ngủ trọn vẹn là rất khó. Các chuyên gia khuyên mẹ nên ngủ nghiêng về bên trái. Tư thế này giúp mẹ ngon giấc hơn, thai nhi cũng được cung cấp đủ máu, oxy và dinh dưỡng.

5. Kích thích đầu ti

Mẹ bắt đầu cảm thấy phần thân dưới trở nên rất nặng nề trong chặng đường cuối này. Chiếc bụng bầu đã thành “gánh nặng” đè lên đôi chân và đặt áp lực lên sống lưng. Chưa kể, kể từ tháng thứ 7 thai kỳ, bầu ngực của mẹ trở nên căng cứng. Lúc này sữa non cũng đã về. Nhiều mẹ cảm thấy đau nhức, ngứa ngáy nên thường xuyên xoa bóp quá mạnh vào đầu ti để giảm cảm giác khó chịu. Thậm chí, nhiều mẹ vì tin vào kinh nghiệm nuôi con của người khác truyền lại mà tự tay nặn vắt sữa non để trữ cho con. Thế nhưng, việc nặn vắt hay kích thích đầu ti quá mạnh có thể khiến tứ cung co bóp mạnh, trường hợp đáng tiếc nhất là chuyển dạ sinh non. Vì thế, đây là một trong những điều cấm kỵ mẹ đừng nên làm nếu muốn bảo vệ con yêu đủ tháng đủ ngày.

6. “Yêu” trong 3 tháng cuối

Nhiều mẹ cho rằng “chuyện yêu” có thể ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Hoàn toàn có cơ sở khoa học để nói như thế. Bởi vì những động tác quá mạnh trong lúc quan hệ có thể gây co bóp tử cung, thai nhi bị tác động, kết quả là gây sinh non. Thế nhưng, theo các chuyên gia, việc “yêu” ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ cũng hoàn toàn bình thường nếu mẹ có một thể trạng tốt. Vậy nên, điều cần kiêng cữ trong 3 tháng cuối là tránh những động tác quá mạnh trong lúc “yêu”.

7. Đi chơi xa

Những tháng cuối thai kỳ, mẹ phải tuyệt đối kiêng cữ chuyện đi chơi xa. Thứ nhất là tốt cho sức khỏe, bởi vì, các khớp xương, cơ tay, chân dễ bị đau nhức. Đi chơi xa dễ khiến mẹ mệt mỏi. Thứ hai, nếu chẳng may trong lúc di chuyển có điều gì đó xảy ra, thai nhi dễ bị động thai, mẹ khó thể ứng phó kịp thời. Cuối cùng, khi di chuyển xa, ngồi lâu một chỗ sẽ dễ gây tụ máu và ảnh hưởng đến thai nhi.

8. Ăn uống kiêng khem

3 tháng cuối là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh chóng, tăng cân vùn vụt trước khi chào đời. Chính vì vậy, chế độ ăn uống của mẹ bầu cần bồi thêm năng lượng để đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của bào thai. Các mẹ thường xuyên cảm thấy đói, ăn nhiều hơn cũng là chuyện rất bình thường. Ấy vậy mà nhiều mẹ lại lo ngại ăn nhiều làm tăng cân quá mức, khó lấy lại vóc dáng sau sinh nên ăn uống kiêng khem quá mức, dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất cần thiết cho thai nhi.

Kết quả hình ảnh cho Ăn uống kiêng khem

Thực ra kiêng khem ăn uống lại là một trong những điều không nên làm nhất ở giai đoạn 3 tháng cuối. Mẹ bầu ăn uống thiếu chất, thai nhi không nhận đủ dinh dưỡng. Kết quả là dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, chậm phát triển não bộ khiến trẻ sinh ra nhẹ cân và đối mặt với rất nhiều nguy hiểm khác về sức khỏe.

Theo giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X