Những vấn đề của bạn đang buộc con bạn từng bước phải chật vật ‘dưới đáy xã hội’, hãy thay đổi trước khi quá muộn

Xã hội này chia con người thành nhiều giai cấp, gia đình cũng vậy, những người thuộc tầng lớp thấp hơn thường bị bóc lột và chèn ép. Dù nghe đau đớn, nhưng nó là sự thật.

Các gia đình trung lưu và thượng lưu thường hiểu logic cơ bản của xã hội và hiểu rằng cuộc sống cần phải có kế hoạch, điều mà chúng tôi sẽ không đề cập ở đây. Bài viết này bàn về lý do tại sao những gia đình ở tầng dưới không bao giờ khá lên được, đặc biệt những thế hệ con cháu cũng không thể phát triển, họ chỉ có thể đấu tranh dưới đáy xã hội.

chật vật dưới đáy xã hội, chăm con, cha mẹ chăm con sai cách

(Ảnh minh họa)

Cha mẹ thuộc tầng lớp thấp tìm kiếm quyền lực ở con cái

chật vật dưới đáy xã hội, chăm con, cha mẹ chăm con sai cách

(Ảnh minh họa)

Những người ở tầng lớp dưới rất nhún nhường, biết vâng lời và biết kiềm chế trước người ngoài, nhất là trước mặt những người giàu có, quyền lực. Nhưng khi về đến nhà và đối mặt với những đứa trẻ yếu đuối hơn mình, họ sẽ làm mọi thứ để đạt được cảm giác quyền lực. Tôi nuôi dạy bạn, vì vậy bạn phải nghe lời tôi, nếu bạn không nghe lời tôi, tôi sẽ tức giận và bạn sẽ bị quát mắng và đánh đập.

Kết quả trẻ em sẽ phục tùng trong những điều kiện vô lý, ép buộc, cưỡng bức. Từ nhỏ chúng đã được rèn luyện sự cam chịu, ngu dốt và bạo lực. Khi lớn lên, chúng không thể phân biệt được điều gì sai, điều gì đúng, cuộc đời cứ sẽ như vậy khiến những đứa trẻ vẫn tiếp tục chật vật ở dưới đáy xã hội.

Cha mẹ thuộc tầng lớp thấp hơn đã thất bại trong suốt cuộc đời nhưng họ nhất quyết chỉ cho con mình con đường mà họ cho là đúng đắn

chật vật dưới đáy xã hội, chăm con, cha mẹ chăm con sai cách

Một người thất bại, một người chưa bao giờ thành công, có đủ kinh nghiệm thất bại và không thể dìu dắt con cái, đặc biệt trong thời đại xã hội thay đổi như ngày nay. Tuy nhiên, những gia đình ở đáy luôn mơ ước tương lai con cái mình sẽ trở thành những người thành đạt, trở thành quan chức cấp cao và kiếm được số tiền lớn. Họ có khát khao kiểm soát con cái mãnh liệt và muốn làm chủ con mình trong mọi việc, bất kể ở đâu họ nghe thấy cái gọi là châm ngôn, đọc một bài báo về món súp gà hay thậm chí xem một thói quen trong một bộ phim truyền hình dài tập, họ sẽ coi đó là sự thật và bắt con mình phải làm. Họ yêu cầu con mình học và làm những gì mà họ cho là đúng, với danh nghĩa là làm vì lợi ích của bản thân, nhưng họ lại không nhận ra sự ngu dốt, ương ngạnh và kiến ​​thức thấp kém của chính mình.

Kết quả con cái sẽ gặp lại tất cả những “bức tường” mà cha mẹ chúng gặp phải. Đôi vai của cha mẹ chẳng có tác dụng gì cả, điểm xuất phát của con là con số 0. Chúng sẽ không bao giờ giác ngộ, những đứa trẻ sẽ suốt đời lặp đi lặp lại con đường cũ của cha mẹ mình.

Những người thuộc tầng lớp thấp hơn quan tâm đến danh tiếng hơn là địa vị bên trong và sợ bị chê cười

chật vật dưới đáy xã hội, chăm con, cha mẹ chăm con sai cách

(Ảnh minh họa)

Càng nghèo thì lại càng thích giữ thể diện, chẳng hạn như vay mượn để xây một ngôi nhà rất to nhưng bên trong lại chẳng có thứ gì đáng giá cả, mua những chiếc xe đẹp không phù hợp với túi tiền và nhu cầu, đám cưới và đám tang thì tổ chức hoành tráng… Tất cả những điều đó khiến cho các gia đình không thể thực hiện việc tích lũy tài sản, luôn phải sống trong nghèo khó để giữ thể diện, sống để “biểu diễn” cho người khác.

Kết quả càng làm việc, gia đình này càng trở nên nghèo hơn. Cuộc sống thực vô cùng khắc nghiệt, bạn lãng phí tiền bạc vào những thứ vô nghĩa. Trẻ khó hình thành những giá trị, quan niệm đúng đắn về cuộc sống và cách nhìn của chúng về thế giới cũng hoàn toàn bị bóp méo và sai lệch.

Những gia đình thuộc tầng lớp thấp hơn có niềm tin mê tín vào “sự hư vô” và “đạo đức”

Những gia đình thuộc tầng lớp thấp hơn thường không hiểu đạo đức thực sự là gì. Tầng lớp dưới cùng luôn có những yêu cầu hoang tưởng về đạo đức. Dù không có đạo đức thì cũng phải đặt những lời đồn thổi, những lý thuyết tự cho là đúng, những xiềng xích đạo đức lên đầu con mình và trói thật chặt.

Kết quả trẻ học được những đạo đức vô nghĩa, chúng không dám nói không vì cho rằng đó là vô đạo đức. Chúng không dám đấu tranh vì lợi ích của mình mà chỉ biết vâng lời. Suy nghĩ của những đứa trẻ vô hình bị trói buộc nặng nề, chúng không có cách nào để làm sáng tỏ logic của sự việc, thường giải quyết mọi việc một cách bối rối và không thể nắm bắt bất kỳ cơ hội nào. Những đứa trẻ như vậy thường không có chính kiến của mình, rất khó phát triển trong xã hội sau này.

Mâu thuẫn là nền tảng của những gia đình tầng lớp thấp hơn

chật vật dưới đáy xã hội, chăm con, cha mẹ chăm con sai cách

(Ảnh minh họa)

Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình tầng lớp thấp ngày càng tiêu cực, người cha chỉ đạo, ra lệnh, khiển trách mẹ (hoặc ngược lại) nhưng ăn nói không hay, mối quan hệ lạnh lùng, thiếu ấm áp, nhìn ra khuyết điểm của nhau và đổ lỗi cho nhau, ít hoặc không có lời khen nào được đưa ra.

Kết quả, trẻ không hiểu thế nào là mối quan hệ lành mạnh giữa các cá nhân và không thể xử lý được các mối quan hệ xã hội sau này, không có mối quan hệ thân thiết, không có cơ hội phát triển.

Những điều trên rất phổ biến trong các gia đình thuộc tầng lớp thấp hơn, nếu một đứa trẻ sinh ra và lớn lên trong một gia đình như vậy, nó sẽ nội chiến và tra tấn lẫn nhau trong chính tầng lớp của mình. Nếu có cơ hội tiếp xúc với tầng lớp trên, những đưa trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, bối rối. Điều này khiến cho những đứa trẻ này khi lớn lên sẽ luôn cảm thấy tự ti, không hiểu quy tắc, sẽ bị gạt ra ngoài lề xã hội hoặc bỏ rơi, từ đó làm mất đi cơ hội phát triển của chúng.

* Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo

Nguồn: https://ngoisao.vn/suc-khoe/cham-con/nhung-van-de-cua-ban-dang-buoc-con-ban-tung-buoc-phai-chat-vat-duoi-day-xa-hoi-hay-thay-doi-truoc-khi-qua-muon-412342.htm

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X