Rút tỉa chân nhang nhớ để lại đúng con số này để không phạm đại kỵ, mang lại 𝚡𝚞𝚒 𝚡ẻ𝚘

Để bao sái bát hương, lau dọn bàn thờ, tỉa chân nhang không phạm phải những điều đại kỵ thì bạn nên ghi nhớ một số lưu ý dưới đây.

Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo?

Thông thường, các gia đình thường tiến hành dọn dẹp bàn thờ, ban thờ, phòng thờ sau khi cúng ông Công ông Táo. Việc làm này giống như dọn dẹp lại “chỗ ngồi” sạch sẽ cho các cụ sau một năm dài. Tỉa chân nhang hay còn gọi là tỉa chân hương khi dọn dẹp ban thờ là một việc rất quan trọng, cần được làm một cách thận trọng, thành kính.

Không có quy định cụ thể nào về việc nên tỉa chân nhang trước hay sau lễ cúng ông Công ông Táo, nhưng thường mọi người sẽ tỉa chân nhang sau khi đã tiễn ông Công ông Táo về trời, với ý niệm ban thờ đã gọn gàng sạch sẽ sau khi các ông trở về.

Ai là người tỉa chân hương?

Người tỉa chân nhang thường là chủ nhà hoặc đảm đương việc cúng lễ trong nhà. Trước khi tiến hành tỉa chân nhang thì phải tắm rửa sạch sẽ, đầu tóc, trang phục gọn gàng, tôn nghiêm, đặc biệt phải rửa sạch tay.

Rút tỉa chân nhang nhớ để lại đúng con số này để không phạm - Ảnh 1.

Rút tỉa chân nhang nhớ để lại đúng con số này để không phạm. Ảnh: Kiến Thức

Rút tỉa chân hương để lại mấy cây mới chuẩn phong tục Việt Nam?

Theo quan niệm của người xưa, để bắt đầu rút tỉa chân nhang thì gia chủ cần chuẩn bị lễ vật và thắp hương báo cáo, xin phép các vị thần linh, gia tiên, tiền tổ để bắt đầu lai dọn. Sau khi tuần hương kết thúc gia chủ sẽ tiến hành rút tỉa chân hương cho đến khi còn lại một số lẻ nhất định.

Thường, rút tỉa chân hương sẽ để lại khoảng 3,5,7 hoặc 9 chân hương trong bát hương, phần còn lại sẽ đem hóa thành tro rồi đổ xuống sống hoặc vùi vào gốc cây.

Nguồn: https://danviet.vn/rut-tia-chan-nhang-nho-de-lai-dung-con-so-nay-de-khong-pham-20220121184153664.htm

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X