Rút tỉa chân nhang vào ngày 23 tháng Chạp, quan niệm này có ý nghĩa gì?

Xa xưa và khi lớn lên, hàng năm đều thấy ông bà, bố mẹ thường đến ngày 23 tháng Chạp, ngày tiễn ông Công ông Táo về trời thì rút tỉa nhang và lau dọn bàn thờ. Thực tế, việc chọn ngày rút tỉa chân nhang này có ý nghĩa gì?

Bát hương theo quan niệm dân gian Việt Nam là nơi để cắm hương thờ cúng Phật, Thần linh và ông bà tổ tiên trong nhà… Và thắp hương là cách để người âm giao tiếp với người nơi trần thế như một cách gắn kết, tưởng nhớ.

Trên thực tế có rất nhiều gia đình quan niệm bát hương có một sự linh thiêng rất lớn và làm bất kỳ điều gì cũng cần xem giờ, ngày. Tuy nhiên, bát hương được xem như là “phương tiện” giao kết giữa trần gian và dưới âm phủ.

nho chan huong1

Ảnh mình họa

Theo phong tục tập quán của người Việt Nam việc rút tỉa chân hương (nhang), dọn dẹp bàn thờ Thần Tài, Gia tiên có thể bắt đầu sau ngày 23 tháng Chạp tới 30 tháng Chạp.

Theo nhiều chuyên gia phong thủy cho biết, trong 1 năm thờ cúng, người ta thường ít động vào bàn thờ, vì sợ ảnh hưởng đến mặt tâm linh. Ngày 23, ông Công ông Táo lên Thiên đình thì nhân việc ông đi vắng người dân tranh thủ dọn dẹp.

Tuy nhiên, việc rút chân hương vào ngày nào còn tùy thuộc vào phong tục của địa phương, vùng miền, và điều kiện hoàn cảnh của từng gia đình. Hoặc đối với những nơi như đền chùa, nhà thờ họ… lượng hương cắm mỗi ngày nhiều, nhà chùa hầu như sẽ tỉa chân hương hàng ngày để tránh quá tải cũng như tránh ngột ngạt, bí bách do khói hương quá nhiều.

Còn đối với bát hương gia đình, việc thắp hương chỉ diễn ra vào ngày lễ, ngày rằm, mùng 1 với số lượng ít thì gia chủ có thể tính toán cân nhắc tỉa chân hương mỗi năm 1 lần. Thông thường thì mỗi gia đình sẽ tỉa chân hương vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm – ngày tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời. Trong trường hợp tết ông Táo trùng với ngày lập xuân thì gia chủ có thể tiến hành tỉa chân hương sớm hơn dự định.

Tại sao lại rút tỉa chân nhang vào ngày 23 tháng Chạp? Quan niệm này có ý  nghĩa gì?

Trên thực tế, việc để bát hương quá đầy sẽ làm cho bàn thờ chật chội, khó cắm hương mới. Chưa kể việc khi thắp hương tàn hương rơi xuống rất dễ làm cháy bát hương gây nguy cơ hỏa hoạn. Việc để bát hương nhiều chân hương còn tạo cảm giác rườm rà, bề bộn không đúng theo yêu cầu gọn gàng, sạch sẽ nơi đây.

Theo quan niệm phong thủy, bàn thờ là nơi tụ khí lớn nhất trong gia đình, ảnh hưởng đến đời sống của gia chủ. Việc để bát hương quá đầy sẽ cản trở khí luân chuyển, khí tốt sẽ khó lưu thông, điều này sẽ ảnh hưởng đến vận may của gia chủ.

Nguồn: https://phunutoday.vn/rut-tia-chan-nhang-vao-ngay-23-thang-chap-quan-niem-nay-co-y-nghia-gi-d396543.html

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X