Sinh con thứ hai, nhà giàu cũng khóc, đừng nói có của ăn của để đẻ mấy con cũng được
Nhiều người cho rằng cái khổ nhất khi nuôi nấng một đứa trẻ là làm sao có đủ tiền để con không phải thiếu thốn gì. Nhưng không, sinh con thứ hai lại trở thành mối lo của nhiều gia đình trẻ.
Ngày nay, càng nhiều mẹ trẻ không muốn sinh thêm dù chỉ mới một lứa. Thậm chí, khi được gợi ý sẽ có tiền thưởng hỗ trợ khi sinh thì nhiều người cũng chẳng mấy mặn mà. Tiền không thể giải quyết hết vấn đề của các gia đình hay của chính các bà mẹ. Thực tế, kinh tế gia đình không phải là yếu tố duy nhất ngăn cản ý định sinh thêm con của những bố mẹ trẻ mà cảm giác thiếu thốn hạnh phúc mới là rào cản đáng nói.
Chị Minh có chồng giỏi kiếm tiền. Anh hiện là CEO của một công ty thực phẩm, có thu nhập mỗi tháng lên đến 70-80 triệu/ tháng. Bản thân chị Minh cũng là một bà chủ nhỏ với hai shop thời trang khá đắt khách. Thu nhập của chị hàng năm có thể lên đến 500 triệu đồng.
Ảnh minh họa: kids.heho
Với nhiều gia đình đây là điều đáng mơ ước. Người ngoài nhìn vào sẽ nói “Giàu có như vậy muốn đẻ mấy đứa con mà chẳng được” nhưng chị Minh gạt đi.
Chị Minh đã có hai con, một bé 8 tháng và một bé đã 3 tuổi. Chị thuê bảo mẫu trông con nhỏ và một người khác nhận nhiệm vụ đưa rước con lớn. Những tưởng mọi việc như vậy là phủi tay, khỏe. Nhưng không.
Con còn nhỏ và chị nhận ra chẳng mấy chốc chúng sẽ lớn. Trách nhiệm của người mẹ vẫn không thể chối bỏ và tình thương vẫn là cái con cần nhất ở cha mẹ.
Hàng ngày, chồng chị đầu tắt mặt tối với công việc trong công ty. Chị bán buôn càng bận hơn nữa. Một tuần anh nhà đi công tác đã hết 6 ngày. Một tháng có khi tới 3 bận vắng nhà dài ngày. Còn lại ít hôm ở với gia đình thì anh nhà lại ngủ nghỉ để lấy lại sức hoặc ra ngoài tụ họp bạn bè, gặp đối tác để phát triển công việc. Còn chị phải lo đầu này đầu kia cho mỗi shop do mình quản lý, ngày nào cũng mặt trời lặn mới về. Vợ chồng thành công trong kinh doanh, sự nghiệp chắc gì sẽ không có những ngày lục đục. Mà đã khi cả hai đều có tiếng nói trong gia đình thì việc nhường nhịn nhau lại càng khó.
Những khi mâu thuẫn, vợ chồng lại càng không muốn gặp nhau ở nhà, lại kiếm cớ đi ra ngoài. Những đứa trẻ được sinh ra nhưng hiếm lắm mới được bố mẹ bồng bế, trò chuyện. Người làm mẹ như chị Minh khi nhìn lại gia đình, con cái có lúc chỉ muốn sụp đổ khi nhận ra rằng không phải cứ có tiền là có tất cả. Nhiều người biết đến viễn cảnh này lại càng không muốn đi vào vết xe đổ.
Thực tế, những bà mẹ thiếu hạnh phúc thường rơi vào những trường hợp sau:
1. Chồng kiếm tiền giỏi nhưng gia đình không hạnh phúc
Ảnh minh họa: storm
Có điều kiện kinh tế không có nghĩa sẽ hạnh phúc. Chồng giỏi kiếm tiền nhưng với gia đình lại như người vô hình. Ngoài chức năng của một cái “máy ATM” ra, người chồng đó đi lại trong nhà như một kẻ ở trọ. Nếu nói cuộc sống không cho ai tất cả, trong trường hợp này có lẽ không sai. Một người dồn hết năng lượng vào một việc nào đó thì họ sẽ càng cố tâm đầu tư mà không màng những cái còn lại. Gia đình có những ông bố chỉ biết đến công việc thì càng trở nên buồn bã và thiếu thốn hạnh phúc.
2. Tất cả năng lượng đều dồn vào con thì vòng tròn xã hội ngày càng thu hẹp
Ảnh minh họa: kids.heho
Trước khi con đi học, các bà mẹ thường là người gần gũi nhiều nhất với con mình. Không ít các bà mẹ phải từ bỏ công việc của mình để có thời gian đưa đón con đến trường mẫu giáo mỗi ngày. Quá trình này rất nhàm chán và không hề thoải mái cho tinh thần. Đối mặt với cùng một môi trường lặp đi lặp lại mỗi ngày, mất dần các mối quan hệ xã hội, người phụ nữ sẽ bị hoang mang trước cuộc sống tương lai. Nói với họ chuyện sinh con thứ hai lúc này là điều quá xa xỉ để nghĩ đến. Nhiều người thậm chí còn đối diện với chứng trầm cảm rất khó khăn.
3. Cảm thấy mình vất vả, khó hiểu, khó buông bỏ
9 tháng 10 ngày vất vả thai nghén cùng với những thay đổi về thể chất và sức lực khi chăm sóc em bé khiến các bà mẹ có nhu cầu được chồng ở bên quan tâm, chăm sóc cho mình. Tuy nhiên, khác với lần sinh đầu tiên, lần thứ hai sinh con, hạnh phúc sẽ giảm đi rất nhiều. Bản thân những người bố, sau mỗi lần vợ sinh con cũng phải mất cả một quá trình dài để làm quen với vai trò người cha nên càng không thời gian dành cho vợ. Vì điều này mà người mẹ sinh con thứ hai luôn có cảm giác bản thân bị phớt lờ, bị cho ra rìa và tủi thân trong suốt thời gian dài.
Thực tế, không ít người mẹ đã vượt qua được những giai đoạn khó khăn nhất để thực hiện thiên chức của mình. Bằng sự hòa hợp và yêu thương, vị tha, người mẹ có thể cân bằng được tất cả để giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Nguồn: https://www.webtretho.com/p/sinh-con-thu-hai-nha-giau-cung-khoc-dung-noi-co-cua-an-cua-de-de-may-con-cung-duoc