Sổ tiết kiệm ngân hàng được chia thừa kế thế nào, thủ tục rút tiền ra sao?

Cách phân chia di sản thừa kế đối với di sản là sổ tiết kiệm ngân hàng được quy định thực hiện như thế nào?

Sổ tiết kiệm ngân hàng được chia thừa kế thế nào?

(1) Căn cứ Điều 612 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định như sau:

“Điều 612. Di sản

Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”

(2) Căn cứ Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

“Điều 105. Tài sản

1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”

Như vậy, theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, thừa kế được thực hiện thông qua 02 hình thức là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Trong đó, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Ngoài ra, có thể hiểu sổ tiết kiệm là giấy tờ ghi nhận quyền sở hữu của người đứng tên trên sổ với số tiền được gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Bởi vậy, số tiền ghi trong sổ tiết kiệm là tài sản của người đứng tên trên sổ tiết kiệm. Do đó, khi chủ sở hữu sổ tiết kiệm chết, số tiền trong sổ tiết kiệm được coi là di sản thừa kế và sẽ được chia theo quy định của pháp luật:

so-tiet-kiem

– Nếu người sở hữu sổ tiết kiệm có để lại di chúc thì sẽ ưu tiên phân chia di sản thừa kế theo di chúc;

– Nếu không có di chúc, di chúc không hợp pháp… thì sổ tiết kiệm sẽ được phân chia theo pháp luật.

Như vậy, khi muốn rút sổ tiết kiệm ở ngân hàng của người đã chết thì phải thực hiện thủ tục phân chia di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Người có sổ tiết kiệm không để lại di chúc

Không giống trường hợp nêu trên, trong trường hợp người chết có sổ tiết kiệm nhưng không để lại di chúc, những người thừa kế sẽ gặp khá nhiều khó khăn trong việc xác định di sản thừa kế bởi không chắc chắn biết về di sản là sổ tiết kiệm hoặc các tài sản khác.

Đồng thời, theo Điều 11 Nghị định 117/2018/NĐ-CP, ngân hàng chỉ cung cấp thông tin khách hàng trong trường hợp:

– Cá nhân có quyền yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin khách hàng như cơ quan Nhà nước có thẩm quyền…

– Có chấp thuận bằng văn bản hoặc hình thức khác theo thoả thuận của khách hàng.

– Cung cấp cho chính khách hàng đó hoặc người đại diện hợp pháp của khách hàng đó.

Như vậy, khi không có sự đồng ý của người chủ sổ tiết kiệm hoặc không có yêu cầu của cơ quan chức năng thì ngân hàng sẽ không được cung cấp thông tin về sổ tiết kiệm đó cho cá nhân khác.

Đồng nghĩa, khi một người có sổ tiết kiệm nhưng không có bất kỳ người thừa kế nào biết về sự tồn tại của nó thì khả năng cao, những người thừa kế sẽ không nhận được số tiền trong sổ tiết kiệm của người chết để lại.

Ngược lại, có thể người chết không để lại di chúc nhưng những người thừa kế biết đến sự tồn tại của sổ tiết kiệm thì tiến hành phân chia di sản thừa kế là sổ tiết kiệm để hưởng thừa kế theo quy định bởi theo điểm a khoản 4 Điều 18 Thông tư 48/2018/TT-NHNN, ngân hàng sẽ hướng dẫn thủ tục chi trả số tiền trong sổ tiết kiệm theo thừa kế.

Như vậy, tuỳ vào việc người thừa kế có biết đến sự tồn tại của sổ tiết kiệm và việc người chết có để lại di chúc không để người thừa kế tiến hành các thủ tục tiếp theo để hưởng di sản là số tiền gửi tiết kiệm của người chết.

Người thừa kế phải làm gì để hưởng di sản là sổ tiết kiệm?

Để hưởng di sản là sổ tiết kiệm thì theo phân tích nêu trên, người thừa kế phải thực hiện thủ tục phân chia di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Cụ thể, thủ tục để người thừa kế nhận di sản là sổ tiết kiệm thực hiện như sau:

Ai được hưởng thừa kế là sổ tiết kiệm?

Theo di chúc: Người được hưởng thừa kế sổ tiết kiệm là người được người để lại di chúc chỉ định trong sổ tiết kiệm. Tuy nhiên, cần lưu ý, theo khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015, những người sau đây vẫn được hưởng thừa kế không phụ thuộc trong di chúc có tên họ không:

– Con chưa thành niên hoặc đã thành niên mà không có khả năng lao động.

– Cha, mẹ, vợ, chồng.

Theo pháp luật: Nếu không có di chúc, di sản thừa kế sẽ được chia cho những người thuộc ba hàng thừa kế theo quy định tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự:

Hồ sơ cần chuẩn bị

Dù có di chúc hay không có di chúc thì khi thực hiện phân chia/khai nhận di sản thừa kế, những người thừa kế đều phải chuẩn bị các giấy tờ sau đây:

– Phiếu yêu cầu công chứng.

– Di chúc (nếu có – bản chính).

– Sổ tiết kiệm (bản chính).

– Giấy chứng tử của người chết để lại sổ tiết kiệm (bản chính hoặc bản sao chứng thực hoặc bản sao).

– Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại sổ tiết kiệm và người thừa kế: Giấy khai sinh, đăng ký kết hôn…

– Giấy tờ nhân thân của người thừa kế: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn hạn, sổ hộ khẩu…

Các bước hưởng di sản là sổ tiết kiệm

Bước 1: Phân chia di sản thừa kế

Ở bước này, người thừa kế chuẩn bị đầy đủ giấy tờ nêu trên và đến Văn phòng/Phòng công chứng để thực hiện thủ tục công chứng Văn bản thoả thuận/Văn bản khai nhận di sản thừa kế là sổ tiết kiệm.

Giấy tờ nhận được ở đây là Văn bản thoả thuận/Văn bản khai nhận di sản thừa kế là sổ tiết kiệm.

Bước 2: Cử một người đại diện theo uỷ quyền (trong trường hợp tất cả người thừa kế đều hưởng di sản) hoặc người được các đồng thừa kế khác tặng cho số tiền thuộc phần di sản của mình trong sổ tiết kiệm (thể hiện trong Văn bản thảo thuận phân chia di sản thừa kế) đến ngân hàng, xuất trình các giấy tờ để rút tiền trong sổ tiết kiệm của người chết.

Ở bước này, người thừa kế thực hiện theo hướng dẫn của từng ngân hàng.

Nguồn: https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/so-tiet-kiem-ngan-hang-duoc-chia-thua-ke-the-nao-thu-tuc-rut-tien-ra-sao-757587.html

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X