Sự khác biệt giữa trẻ sinh ra 2kg, 3kg và hơn 4kg: 3kg là mức cân nặng khiến bạn giật mình

Mức cân nặng của trẻ khi sinh có ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển nói chung của trẻ. Dưới đây là sự khác biệt giữa trẻ sinh ra 2kg, 3kg và hơn 4kg.

Nhiều mẹ ở cữ có thể bị stress vì tắc tia sữa, ngủ không ngon giấc hoặc ăn uống không ngon miệng. Còn riêng em 1 tháng ở cữ nay bị stress nặng nhất là “cân nặng của con”. Chuyện là từ hồi em xin thằng nhóc được 2,9kg, ai cũng bảo em con sao đẹt thế, ráng thúc ăn vào cho nhiều sữa để con bú chóng lớn.

Gia đình đã đủ áp lực còn cộng thêm miệng mấy bà hàng xóm cứ sang nhà là quở con em nhẹ cân. Nói chung tâm lý của các bà là cứ con to là tốt. Phận là con cháu nên cũng chẳng dám lời qua tiếng lại, chỉ biết nghe rồi bỏ ngoài tai. Thật ra, em đã tìm đọc nhiều thông tin về cân nặng của trẻ khi sinh. Đâu phải con sinh ra càng nặng ký là càng tốt. Các mẹ cứ ham con to nhưng bác sĩ lại rất lo lắng đó ạ.

Đối với một bé sơ sinh đủ tháng bình thường, cân nặng từ 2,5kg đến 4kg. Em bé có cân nặng ở trong phạm vi này có các khía cạnh sức khỏe sau sinh tương đối khỏe mạnh, sự tăng trưởng và phát triển của bé đã đạt tiêu chuẩn bình thường, vì vậy các bà mẹ có thể yên tâm. Dưới 2,5 kg hoặc hơn 4 kg là không tốt. Dưới đây là sự khác biệt giữa trẻ sinh ra 2kg, 3kg và hơn 4kg.

Trẻ sinh ra nặng 2kg: Chậm phát triển thể chất và trí tuệ

Ảnh minh họa: K.sina

Trẻ sinh ra nặng 2kg hay dưới 2,5kg được gọi là nhẹ cân. Sự phát triển thể chất của trẻ chưa đủ toàn diện, trẻ tương đối nhỏ và rất gầy. Một đứa trẻ như vậy rất dễ bị bệnh trong tương lai. Nguyên nhân khiến trẻ nhẹ cân phần lớn là do dinh dưỡng của người mẹ mang thai không đủ, khiến thai nhi phát triển chậm trong tử cung và quá nhẹ cân khi sinh.

Nhìn chung, không chỉ có sự phát triển thể chất mà ngay cả sự phát triển trí tuệ của những bé này cũng chậm hơn so với những bạn bè cùng lứa. Chưa kể với những trẻ sơ sinh dưới 2kg còn có nguy cơ tử vong cũng cao hơn đáng kể so với trẻ sơ sinh bình thường. Ngay cả khi sống sót, sự phát triển trí tuệ của trẻ sẽ bị tụt hậu so với các bạn cùng lứa. .

Trẻ sinh ra nặng 3kg: Mức cân nặng của đứa trẻ thông minh

Ảnh minh họa: amarinbabyandkids

Nằm trong phạm vi 2,5kg-4kg là mức cân nặng đạt chuẩn của trẻ sơ sinh khi chào đời. Mọi chỉ số phát triển sau này tương đối tốt và khỏe mạnh. Nghĩa là, nếu một đứa trẻ sinh ra 3kg sẽ thuộc mức cân nặng đạt chuẩn.

Các nghiên cứu còn chỉ ra mức cân nặng khi sinh của trẻ là 3kg, đứa trẻ càng phát triển tốt hơn về mọi mặt, nó sẽ càng thông minh hơn. Đây là sự khác biệt giữa trẻ sinh ra 3kg so với 2kg hay hơn 4kg.

Trẻ sinh ra nặng hơn 4kg: Tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe

Một số người nghĩ rằng cân nặng của trẻ khi sinh càng cao, trẻ sẽ càng thông minh hơn. Bởi vì trẻ sơ sinh càng nặng thì khả năng não của trẻ càng lớn và khả năng phát triển trí thông minh trong tương lai cũng lớn hơn, vì vậy nó sẽ thông minh hơn, nhưng thực tế không phải vậy.

Bởi vì trí thông minh là kết quả của sự ảnh hưởng toàn diện. Mức độ thông minh của trẻ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như trình độ học vấn, dinh dưỡng, môi trường sống.

Những trẻ sinh ra với cân nặng hơn 4kg gọi là con to. Nguyên nhân sinh con to thường do chế độ ăn uống không kiểm soát của người mẹ khi mang thai. Con to không chỉ tăng nguy cơ sinh khó mà còn có gây hại sức khỏe như tăng đường huyết, hạ canxi máu, đa hồng cầu, béo phì. Trường hợp nghiêm trọng cũng có thể bị dị tật bẩm sinh.

Sức khỏe hiện tại của bé trai sinh ra có cân nặng kỷ lục 7,1kg

Hy vọng sự khác biệt giữa trẻ sinh ra 2kg, 3kg và hơn 4kg giúp các bà mẹ biết rằng cân nặng khi sinh của em bé có ảnh hưởng lâu dài đến em bé thế nào. Vì vậy, việc kiểm soát cân nặng của thai nhi là điều quan trọng nhất.

Khi mang thai, các bà mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng cân bằng, không kén ăn, chú ý đến sự chuyển động của thai nhi trong bụng và đừng quên thăm khám định kỳ mẹ nhé!

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/goc-lam-me/su-khac-biet-giua-tre-sinh-ra-2kg-3kg-va-hon-4kg-3kg-la-muc-can-nang-cua-dua-tre-thong-minh

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X