3 giai đoạn vợ chồng dễ ly hôn nhất, tuyệt đối phải cẩn thận
Không ai muốn hôn nhân đổ vỡ, vợ chồng ly hôn, con cái mất gia đình. Nếu đã có chồng có vợ thì bạn nhất định phải biết 3 giai đoạn nguy hiểm này trong hôn nhân.
Đây là 3 giai đoạn vợ chồng ly hôn nhanh nhất, cũng khó ngờ nhất. Bạn đã biết chưa để bảo vệ hạnh phúc gia đình của mình?
Giai đoạn đầu tiên: 3 năm đầu hôn nhân
Nguyên nhân khiến vợ chồng dễ ly hôn trong giai đoạn này là sự khác biệt về thói quen. Vợ chồng sống với nhau ở giai đoạn này thường chia tay vì những điều nhỏ nhặt. Chẳng hạn như, chồng thích ăn cơm tiệm, vợ lại thích cơm nhà.
Chồng thích cuối tuần ở nhà, vợ lại muốn về thăm cha mẹ ruột. Hay chồng quen dậy sớm, vợ lại muốn dậy trễ… Nếu một người không thể thay đổi vì người kia thì sẽ nảy sinh mâu thuẫn, rồi dẫn đến chán nhau, nghĩ rằng không hợp thành vợ chồng.
Vì cái tôi của ai cũng lớn, những thói quen, sở thích cũng không dễ thay đổi, chung đụng với nhau – Ảnh minh họa: Internet
Kỳ thực, thời gian đầu hôn nhân là lúc vợ chồng yêu nhau nhiều nhất, nhưng cũng dễ “ghét” nhau nhất. Vì cái tôi của ai cũng lớn, những thói quen, sở thích cũng không dễ thay đổi, chung đụng với nhau.
Đây là giai đoạn vợ chồng phải học cách chấp nhận, thấu hiểu để có thể sống cùng nhau thoải mái nhất. Không có cuộc hôn nhân hoàn hảo, chỉ có cuộc hôn nhân hòa hợp.
Giai đoạn thứ hai: 7 năm hôn nhân
Trong giai đoạn này, nguyên nhân đổ vỡ nảy sinh từ quan điểm sống. Những năm đầu bên nhau, vợ chồng sẽ dành nhiều tình cảm cho nhau, khó thấy sự khác biệt trong quan niệm sống hay tính cách. Nhưng khi đã có con, cùng nhau giải quyết những vấn đề trong gia đình, sẽ dần có những điểm không giống nhau.
Trong giai đoạn này, nguyên nhân đổ vỡ nảy sinh từ quan điểm sống – Ảnh minh họa: Internet
Cũng trong giai đoạn này, vợ chồng sẽ dần mất đi cảm giác yêu và cần nhau như ban đầu. Công việc, cơm áo gạo tiền, trách nhiệm sẽ khiến cả hai quên vun đắp tình cảm. Hôn nhân là một quá trình không ngơi nghỉ giữ lửa, chỉ cần quên một chút thì sẽ có ngày lạc mất nhau.
Giai đoạn thứ ba: từ 15 năm hôn nhân trở lên
Vợ chồng sống với nhau sau 15 năm thì đã có con cái dần lớn lên, không còn quá nhiều gánh nặng trách nhiệm. Vì thế, vợ chồng sẽ dần muốn nghĩ cho bản thân nhiều hơn, sống với những gì mình muốn nhiều hơn. Có những cặp đôi phát sinh mâu thuẫn trong giai đoạn này, khi họ theo đuổi những đam mê khác nhau.
Chẳng hạn như, khi vợ vẫn lấy gia đình làm trọng, thì chồng lại có một mong muốn khác lớn hơn. Hay nếu vợ có sở thích khác, chồng khó chấp nhận thì cũng không thể hòa hợp. Như hai bánh răng cưa dần không còn khớp thì khó có thể vận hành cùng nhau.
Nhưng muốn duy trì hôn nhân hạnh phúc thì phải cần nhiều hơn sự hòa hợp, chấp nhận thay đổi vì nhau, cùng nhau giữ vững niềm tin ban đầu – Ảnh minh họa: Internet
Muốn đi đến hôn nhân thì phải cần tình yêu. Nhưng muốn duy trì hôn nhân hạnh phúc thì phải cần nhiều hơn sự hòa hợp, chấp nhận thay đổi vì nhau, cùng nhau giữ vững niềm tin ban đầu.
Không phải cặp vợ chồng nào cũng đủ bản lĩnh, kiên trì để giữ được quan niệm sống, hệ tư tưởng và giá trị tương đồng để hòa hợp với nhau. Cũng vì thế mà có nhiều cặp vợ chồng ly hôn chỉ vì một trong hai đã thay đổi, về một khía cạnh tư tưởng, lối sống nào đó mà đối phương không thể chấp nhận.
Chìa khóa cho hôn nhân không phải chỉ là sự hòa hợp về tình cảm, mà còn là ở khối óc, tư tưởng, quan niệm sống mỗi ngày. Ý nghĩa lớn nhất trong hôn nhân không phải là yêu nhau nhiều, mà là có thể cùng nhau trưởng thành, thay đổi và đứng bên nhau hay không?
Đó là cả một sự cố gắng để không dễ lạc mất nhau giữa tháng năm nhiều vật đổi sao dời.