Thực đơn 1001 món cháo ngon – bổ – rẻ khiến bé yêu không bao giờ chán cháo mẹ nấu

Nếu như nhiều bà mẹ gặp khó khăn trong việc nấu cháo cho con ăn hằng ngày thì với chị Phương Anh, 23 tuổi ở Hà Nội, mọi việc lại diễn ra khá dễ dàng.

Là mẹ của hai nhóc tỳ 2 tuổi và 5 tháng tuổi, chị Phương Anh đã dành rất nhiều thời gian để tự tìm hiểu nhiều phương pháp nuôi dạy con và trộm vía, những phương pháp của bà mẹ trẻ này đều đang phát huy những hiệu quả nhất định.

Khi bé lớn nhà chị Phương Anh tên Shin bước vào độ tuổi ăn dặm, chị đã tìm hiểu rất nhiều các công thức nấu những món ăn ngon cho con. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu thường xuyên theo dõi trang cá nhân của chị Phương Anh rất ấn tượng với thực đơn các món cháo mà bà mẹ trẻ này dành thời gian nấu cho con của mình.

ba-me-tre-chia-se-thuc-don-1001-mon-chao-ngon-bo-dep-mat-khien-be-yeu-khong-bao-gio-chan-chao-me-nau-01

Gia đình nhỏ của chị Phương Anh.

Chị Phương Anh chia sẻ: “Mỗi bà mẹ đều có một cách cho con ăn dặm riêng và mình cũng cho con ăn theo cách riêng của mình. Mỗi món ăn mình nấu cho con là tất cả tình yêu mình dành cho bé.

Theo mình không phải ăn dặm theo phương pháp nào hay cách nào mà quan trọng nhất là người mẹ biết chọn những thực phẩm an toàn và dinh dưỡng cho sức khỏe của con biết cách kết hợp các thực phẩm với nhau để món ăn thêm hấp dẫn và không gây ảnh hưởng đến tiêu hóa của con”.

wUznrP6OViJNiqrsqaKXMy1IQm9RW12DIKCwq0dXOz9RC0IfSbHxFY_lZQvWnlhhSx9z5V59VJCesDo0w_d6SIuDvMWCcQ

Trong bữa ăn của các con, chị Phương Anh luôn đảm bảo có đủ các nhóm chất: Đạm, vitamin, chất béo, tinh bột

Từ những kinh nghiệm vốn có của mình, chị Phương Anh chia sẻ bí quyết: “Khi nấu cháo cho con mình luôn luôn phải đảm bảo đủ bốn nhóm chất: Đạm, vitamin, chất béo, tinh bột. Các mẹ có thể tăng độ thô tùy thuộc vào lứa tuổi cũng như là khả năng ăn của bé.

Bí quyết nấu cho ngon và tiết kiệm thời gian của mình là ngâm gạo trước 30 phút, sau đó cho gạo và nước gấp ba vào đun lửa to tới khi nước sôi đảo đều.

Nếu cạn nước thì cho thêm nước rồi đun sôi tiếp để tầm năm phút thì tắt bếp. Mẹ cứ ủ cháo ở nồi rồi sau đó có thể làm việc khác. Khi nào gần ăn mẹ bắc nồi cháo lên bếp, nếu thiếu nước thì cho thêm nước, ninh tầm 15 phút cháo sẽ nở bung.

Với những bé ăn thô chưa tốt mẹ có thể ninh lên thêm 10 phút nữa cháo sẽ nhuyễn quyện vào nhau. Sau đó mẹ chế biến rau củ quả và thịt rồi cho vào cháo”.

ba-me-tre-chia-se-thuc-don-1001-mon-chao-ngon-bo-dep-mat-khien-be-yeu-khong-bao-gio-chan-chao-me-nau-03

Thực đơn các món cháo của chị Phương Anh rất đa dạng.

Ngoài ra, chị Phương Anh cũng chia sẻ thêm một số lưu ý nấu cháo ngon và dinh dưỡng cho các bé:

– Nêm thêm dầu ăn dặm như dầu óc chó, dầu oliu, dầu mè và phô mai rắc hoặc phô mai miếng của Nhật, cho vào cháo lúc gần chín và phô mai chỉ cho vào cháo khi cháo ở bát còn 80 độ C.

– Hấp qua thịt sau đó băm nhỏ hoặc giã, xào thơm với bơ hoặc dầu ăn. Làm như vậy bát cháo sẽ thơm không bị ngán.

– Thi thoảng thay cháo bằng yến mạch. Yến mạch rất tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch.

– Không nên kết hợp thịt gà, hải sản với các loại rau cải. Cà rốt và củ cải cũng không nên dùng chung với nhau.

– Trứng gà là thực phẩm rất giàu chất đạm và vitamin A tốt cho bé. Đối với bé từ một tuổi trở lên mẹ có thể cho bé ăn 3 – 4 quả trứng mỗi tuần.

ba-me-tre-chia-se-thuc-don-1001-mon-chao-ngon-bo-dep-mat-khien-be-yeu-khong-bao-gio-chan-chao-me-nau-04

Chưa kể còn rất cầu kỳ, đẹp mắt.

Để các con không chán cháo, mẹ cần có thực đơn đa dạng. Ngoài ra, trẻ con cũng rất thích đồ vật có màu sắc nên mẹ có thể sắm bát, thìa có thật nhiều màu xinh xắn, bé sẽ hào hứng hơn với bữa ăn.

ba-me-tre-chia-se-thuc-don-1001-mon-chao-ngon-bo-dep-mat-khien-be-yeu-khong-bao-gio-chan-chao-me-nau-05

Thỉnh thoảng, chị thay đổi bằng việc thay gạo trắng bằng yến mạch hay hạt quinoa rất tốt cho sức khỏe của bé.

ba-me-tre-chia-se-thuc-don-1001-mon-chao-ngon-bo-dep-mat-khien-be-yeu-khong-bao-gio-chan-chao-me-nau-06

Chị Phương Anh cũng sắm nhiều thìa, bát dễ thương cho con trai.

Theo giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X