Thương tâm bé trai 2 tuổi tử vong vì bị bỏ quên 9 tiếng trên xe

Bé trai bị bỏ quên trên xe 9 tiếng đã rơi vào tình trạng bất tỉnh và qua đời.

Theo Tri thức cuộc sống chia sẻ từ DM, vụ việc xảy ra hôm 14/11 tại thành phố Sao Paulo. bé Apollo Rodrigues, hai tuổi, được xe buýt của cơ sở trông trẻ tới đón tại nhà riêng. Đến khoảng 15h30 cùng ngày, tài xế xe buýt phát hiện bé trai bị bỏ quên trên xe 9 tiếng rơi tình trạng bất tỉnh. Bé đã được đưa đến bệnh viện, tuy nhiên, các bác sĩ tuyên bố bé trai đã tử vong.

Các nhà chức trách hiện cho rằng sức nóng trong xe là nguyên nhân gây ra cái chết của bé trai 2 tuổi. Hôm thứ Ba, nhiệt độ ở Sao Paulo lên tới 38 độ, khiến đây là ngày nóng nhất lịch sử kể từ khi Viện Khí tượng Quốc gia bắt đầu lưu trữ dữ liệu. Đợt nắng nóng tiếp tục kéo dài tới hôm qua, với nhiệt độ lên 40 độ. Cậu bé mới đi học ở đây 4 tháng.

 Bé trai tử vong vì bị bỏ quên trên xe buýt của trường 9 tiếng. Ảnh: DM

Bé trai tử vong vì bị bỏ quên trên xe buýt của trường 9 tiếng. Ảnh: DM

Trên thực tế, đây không phải là tình trạng hi hữu. Theo Báo Tin tức dẫn tin từ AP, một em bé 1 tuổi đã tử vong sau khi bị bỏ quên trên xe đưa đón của một trung tâm giữ trẻ tại bang Nebraska vào một trong những ngày nóng nhất năm.

Em bé được phát hiện trong xe đưa đón. Nhiệt độ vào thời điểm đó rơi vào khoảng 37 độ C.

Cảnh sát cho biết em bé tên Ra’Miyah Worthington đã tử vong tại bệnh viện. Các tài liệu của tòa án ghi nhận nhiệt độ cơ thể của cô bé là 42,8 C. Cha mẹ em bé đã chỉ trích trung tâm giữ trẻ, cho rằng vì bất cẩn và vô trách nhiệm mới không nhận ra sự vắng mặt của em bé tại trung tâm.

 Trẻ dễ bị bỏ quên. Ảnh: Internet

Trẻ dễ bị bỏ quên. Ảnh: Internet

Theo VietNamNet, tại nhiều nước, việc bỏ quên con trên xe ô tô nhiều tiếng, thậm chỉ cả ngày không quá hiếm. Ngay tại Anh, mỗi năm xảy ra chừng 40 vụ và một nửa trong số này tử vong vì sốc nhiệt.

Tại Mỹ, mỗi năm cũng ghi nhận 35-53 trường hợp. Tính từ năm 1998, đã có 575 trẻ em thiệt mạng trong đó 73% là trẻ em dưới 2 tuổi do bị bỏ quên trên xe ô tô.

Trong đó từng có bà mẹ bỏ quên con trên xe phơi nắng suốt 1 ngày, đến khi tan can mới phát hiện ra thì bé đã tử vong. Hay một ông bố là nhân viên hoạt động xã hội, vô tình quên 2 con sinh đôi mới 1 tuổi trên xe suốt 8 tiếng và cả 2 đều không thể cứu…

 Theo chuyên trang Safekid, tại Mỹ trung bình cứ 10 ngày có một đứa trẻ tử vong vì sốc nhiệt trong ô tô. Hơn một nửa trường hợp này là do người lớn bỏ quên đứa trẻ ở trong xe. Ảnh: Internet

Theo chuyên trang Safekid, tại Mỹ trung bình cứ 10 ngày có một đứa trẻ tử vong vì sốc nhiệt trong ô tô. Hơn một nửa trường hợp này là do người lớn bỏ quên đứa trẻ ở trong xe. Ảnh: Internet

Theo Thanh Niên, sốc nhiệt là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong các tai nạn xe cộ không va chạm ở trẻ dưới 15 tuổi, theo thống kê của Cơ quan An toàn đường cao tốc quốc gia Mỹ (NHTSA).

Cơ thể trẻ không thể kịp điều hòa nhiệt độ so với nhiệt độ môi trường. Thân nhiệt của trẻ con nóng lên nhanh gấp 3 – 5 lần người lớn và các cơ quan trong cơ thể sẽ rối loạn khi thân nhiệt chạm mốc 40 độ C và tiếp tục tăng. Trẻ sẽ tử vong vì sốc nhiệt khi thân nhiệt chạm mốc 42 độ C.

Trong khi đó, nhiệt độ trong ô tô nóng lên cực nhanh. Chỉ trong 10 phút, nhiệt độ trong xe có thể tăng lên tới 7-10 độ C. Thậm chí, nhiệt độ bên trong ô tô vẫn tăng cao dù cho nhiệt độ ngoài trời lạnh. Thế nên, sốc nhiệt trong xe nóng có thể xảy ra ngay cả khi ngoài trời chỉ 18 độ C.

Các bác sĩ cho biết, khi ngồi trong một chiếc xe ô tô quá nóng, chỉ cần 20 phút, đứa trẻ có thể bị tổn thương não bộ và thận do nhiệt độ cơ thể tăng quá cao vì sốc nhiệt và ngạt thở.

Trẻ em bị tổn thương nhanh hơn do khả năng thích ứng với nhiệt độ kém hơn, mất nước nhanh hơn người lớn. Nếu được điều trị sớm, bù dịch đầy đủ, điều trị tích cực các biến chứng, tỉ lệ sống đạt trên 90%. Tuy nhiên khi nhiệt độ cơ thể trẻ vượt trên 42 độ, rất khó cứu.

Để phòng tránh việc trẻ có thể vào ô tô và bị mắc kẹt trong đó mà phụ huynh không biết, người lớn cần: để chìa khóa xe khỏi tầm chơi của trẻ con và dạy trẻ là ô tô không phải chỗ để chơi; đặc biệt cấm chơi trốn tìm trên hoặc quanh ô tô.

Nếu tình cờ thấy một đứa trẻ ở lại một mình trên ô tô, người xung quanh nên gọi hỗ trợ ngay để đưa trẻ ra khỏi xe và gọi cấp cứu nếu thấy trẻ li bì hoặc đau đớn.

Nếu bệnh nhân ngừng hô hấp, cần thực hiện hô hấp nhân tạo, khi bệnh nhân có nhịp thở trở lại cần gọi xe cấp cứu đến cơ sở y tế gần nhất.

Để khắc phục, cha mẹ có thể lắp đặt cảnh báo trên xe, đặt túi xách ghế sau, luôn mở cửa sau kiểm tra khi đỗ xe, luôn hạ kính 5-10 cm, đặt con ngồi ở giữa hàng ghế sau thay vì 2 bên… Với trẻ lớn hơn, có thể dạy trẻ cách bấm còi.

Nguồn: https://phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/thuong-tam-be-trai-2-tuoi-khong-qua-khoi-vi-bi-bo-quen-9-tieng-tren-xe-631973.html

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X