Sau gây tê tủy sống, 1 người qua đời, 1 người nguy kịch trong cùng 1 ngày tại cùng 1 bệnh viện

Sợ quá các mẹ ơi. Không biết trùng hợp thế nào mà trong cùng một ngày tại cùng một bệnh viện lại có đến hai sản phụ gặp biến chứng sau gây tê tủy sống. Trong đó, một sản phụ không qua khỏi.

Chỉ còn ít tuần nữa là em lên bàn sinh rồi mà vẫn còn đắn đo lắm. Em dự định sinh mổ mà như vậy cũng sẽ có khả năng sẽ phải gây tê tủy sống. Chưa biết thế nào, đang hơi bất an thì sáng nay đọc được tin này lo quá nè các mẹ. Bởi mới nói đi sinh như bước một chân vào cửa tử. Hồi bầu bí khỏe mạnh đó mà khi sinh chẳng biết chuyện bất trắc gì xảy đến, chỉ mong số số đủ lớn để có thể bình an trở về cùng con.

Còn như vụ sáng nay các báo lớn Tuổi trẻ, Thanh niên đưa thì xót xa lắm các mẹ. Hai sản phụ cùng sinh con tại cùng thời điểm ngày 17-11 tại bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng. Sau đó cả hai cùng bị biến chứng. Trong đó một người mẹ đã đi vĩnh viễn ra đi sau ca sinh. Ngày con chào đời cũng là ngày mẹ không thể tiếp tục thiên chức thiêng liêng của mình.

Theo tin các báo đưa thì sáng 17-11, sản phụ V.T.N S. (34 tuổi, trú quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) nhập viện trong tình trạng chuyển dạ, thai to, đa ồi, thai 38 tuần. Trưa cùng ngày, chị được gây tê tủy sống, mổ lấy thai nhi.

Đến cuối ca mổ, sản phụ S. có biểu hiện duỗi thẳng hai chi dưới từng cơn, mạch tăng nhanh. Chị được chuyển sang Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng để cấp cứu nhưng không qua khỏi sau đó. Phía bệnh viện thông tin, sản phụ tử vong lúc 20 giờ cùng ngày.

Cũng trong ngày 17-11, sản phụ N.T.H. (34 tuổi, trú quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) nhập viện sinh mổ trong tình trạng chuyển dạ vết mổ cũ, thai hơn 37 tuần. 15 giờ cùng ngày, sản phụ H. được đưa vào phòng mổ.

Các bác sĩ đã tiến hành gây tê tủy sống cho chị. Sau gây tê, sản phụ H. có những biểu hiện tương tự như sản phụ S. trước đó như tê, đau vùng mông, khó chịu.

Bệnh nhân sau đó được các bá sĩ chuyển sang Bệnh viện Đà Nẵng. Tại đây, các bác sĩ mổ lấy thai ra ngoài thành công, người mẹ vẫn đang được điều trị hồi sức tích cực.

TvYFrjwt7yrVNVNwqWbUc102jFx4vWw04jckVPfjqSyIoR534VP-RQan4hMy70g8VJYXvcQEd_C7gsK2-kFvP5kI19kHjw

Bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng – Ảnh: Congly

Sau vụ việc, Sở Y tế Đà Nẵng đã thành lập hai đoàn kiểm tra, giám sát, có mời các chuyên gia gây mê Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Phụ sản – nhi Đà Nẵng, Trung tâm Kiểm nghiệm cùng các phòng chức năng của sở đến làm việc.

“Có vài nơi trong cả nước đã từng xảy ra trường hợp sản phụ phản ứng thuốc gây tê. Cả hai trường hợp này lại xảy ra có những điểm quá giống nhau nên chúng tôi tập trung nghi ngờ có liên quan đến chất lượng loại thuốc gây tê. Hiện sở đã chỉ đạo lấy mẫu gửi ra Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương để xét nghiệm” – đại diện Sở y tế Đà Nẵng chia sẻ với Tuổi trẻ.

Theo xác nhận của phía bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng, đến thời điểm hiện tại, hai bé sơ sinh đều khỏe mạnh.

Hy vọng chị H., sản phụ còn lại sẽ sớm vượt qua cơn nguy kịch để sớm trở về bên con vì hơn lúc nào hết điều con cần lúc này là mẹ, là hơi ấm, là dòng sữa ngọt lành của mẹ.

Còn theo tin mới nhất hôm nay, em đọc được thì sáng ngày 20-11, lãnh đạo Sở Y tế TP.Đà Nẵng xác nhận đã gửi mẫu thuốc gây tê mà Bệnh viện Phụ nữ TP.Đà Nẵng sử dụng tới Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương để kiểm tra. Đồng thời niêm phong lô hàng thuốc gây tê mà Bệnh viện Phụ nữ sử dụng. Trước đó, Sở Y tế ghi nhận đã có 3 trường hợp tai biến sản khoa xảy ra sau khi tiêm thuốc gây tê để mổ lấy thai tại bệnh viện này.

Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ Y – Sở Y tế cũng cho hay trước đâyBệnh viện Phụ nữ sử dụng thuốc gây tê của hãng khác, “tuy nhiên, do sau đó hãng thuốc cũ bị đứt hàng nên bệnh viện đã đấu thầu và sử dụng lô thuốc gây tê hiện tại. Loại thuốc này có nguồn gốc từ Ba Lan”.

Như các mẹ cũng biết, trước nay trong các ca sinh mổ, một số sản phụ sẽ được tiêm gây tê tủy sống. Phương pháp này chỉ giúp sản phụ mất cảm giác hoàn toàn ở nửa thân dưới bằng cách tiêm thuốc tê vào tủy sống khiến sản phụ bất động. Vì vậy mà sản phụ vẫn tỉnh táo, có thể nghe, nhìn thấy toàn bộ quá trình mổ lấy con ra ngoài. Hơn nữa, theo đánh giá, phương pháp này cũng hạn chế được tối đa nguy hiểm cho người mẹ và đứa bé so với phương pháp gây mê.

HgsAh7mJeqjz3BG3uV8Y0d-KilhJ30Zp_lX-4v9021VEB49APLrNJvEst-CgqqH0u14SvCm66H_YbB-3fSurSCe83SEIIQ

Ảnh: protesidanca

Tuy nhiên, phương pháp gây tê tủy sống được Bộ Y tế cấm sử dụng trong một số trường hợp sản phụ có nguy cơ dẫn đến tai biến:

– Bệnh cảnh tắc mạch ối

– Ngừng tim

– Suy đa tạng

– Rối loạn đông máu

Những sản phụ có nguy cơ dẫn đến những tai biến trên:

– Rau tiền đạo

– Rau bong non

– Sản giật

– Tiền sản giật nặng

Trong những trường hợp này, các bác sĩ nên thực hiện phương pháp gây mê nội khí quản cho sản phụ.

Sau khi hết thuốc tê, sản phụ sẽ có cảm giác đau trở lại. Sản phụ cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau gây tê tủy sống.

– Buồn nôn, nôn mửa: Đây là phản ứng rất thường gặp ngay từ những phút đầu tiên khi thuốc gây tê được tiêm vào. Sản phụ sẽ có cảm giác buồn hoặc nôn mửa. Triệu chứng này có thể kéo dài khi thuốc gây tê đã hết tác dụng.

– Ớn lạnh: Tác dụng này thường xuất hiện ngay sau khi ca sinh mổ kết thúc. Sản phụ nên đắp thêm chăn để phòng bị nhiễm lạnh.

– Đau đầu: Tác dụng phụ thường gặp ở những sản phụ sinh mổ. Người mẹ sau sinh thường bị đau xung quanh trán, phía sau mắt hoặc ở đáy hộp sọ, có thể kéo dài xuống cổ. Đau nhói từng cơn, từng giai đoạn, hoặc liên tục không ngớt. Đa số sẽ hết sau vài ngày.

– Đau lưng: Dù là sinh thường hay sinh mổ, hầu hết sản phụ đều bị tác dụng phụ này. Biểu hiện là đau nhẹ hoặc đau âm ỉ, thậm chí cơn đau có thể kéo dài, liên tục, đau dữ dội.

– Ngứa: Nồng độ thuốc giảm đau được thêm vào trong liều thuốc gây tê tủy sống khiến sản phụ có cảm giác ngứa sau sinh. Thông thường sẽ hết sau 1-2 ngày, tuy nhiên vẫn có những trường hợp bị nghiêm trọng hơn.

– Suy hô hấp và tuần hoàn nhẹ: Trong một số trường hợp, nhất là người béo phì hoặc có tiền sử dị ứng thuốc gây tê sẽ gặp phải tác dụng phụ này. Biểu hiện là khó thở, tê cánh tay, vai và thân yếu kèm theo buồn nôn, nôn mửa.

Theo Giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X