Tổ Tiên có câu: ‘3×8=23’, bài học sâu sắc chưa bao giờ lỗi thời cho tới tận ngày nay

Bạn có bao giờ nghe câu chuyện về '3x8=23' hay không? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Khổng Phu Tử hay Khổng Tử tên thật là Khổng Khâu (孔丘) sinh năm 551 TCN – mất năm 479 TCN là một triết gia và chính trị gia người Trung Quốc. Người đời thể hiện sự tôn trọng với ông thông qua danh xưng “Khổng Tử” hay “Khổng Phu Tử” đều mang nghĩa là “thầy giáo Khổng”.

Hệ thống giáo lý triết học của Khổng Tử, Nho giáo, nhấn mạnh yếu tố đạo đức và giáo dục của mỗi cá nhân lẫn chính quyền trong các mối quan hệ xã hội. Những lời dạy và triết lý của ông đã hình thành nền tảng văn hóa của Trung Quốc và các dân tộc Á Đông cho đến hiện nay

Ngoài ra, xung quanh cuộc đời của Khổng Tử, còn rất nhiều những câu chuyện ý nghĩa, những bài học nhân sinh, trong đó nổi bật là câu chuyện ‘3×8=23’.

khong-tu1

8×3=23 và cuộc tranh cãi tại cửa hàng vải

Một ngày nọ, Nhan Uyên đi ngang qua một cửa hàng vải. Thấy ở phía trước có đông người nên tiến đến xem xét thì phát hiện có 2 người đang tranh cãi với nhau. Người mua vải hét lên rằng: “Ba mươi tám bằng hai mươi ba, tại sao lại đòi tôi tận hai mươi tư?” Không chịu thua kém, người bán vải cũng quát lớn: “Bỏ ngón tay ra đếm thử đi, rõ ràng phải bằng hai mươi tư, ông nhất định phải trả đủ, không được phép thiếu một đồng”.

Không chịu được nữa, Nhan Uyên đến gần người mua vải và cúi đầu nói: “Vị đại ca này, ba lần tám đúng là hai mươi tư, làm sao có thể là hai mươi ba được? Là do anh tính toán sai, đừng cãi nhau nữa”. Người mua vải tức giận chỉ thẳng vào mũi Nhan Uyên: “Ngươi bao nhiêu tuổi? Ai cần người phân xử? Muốn phân xử thì chỉ có thể nhờ Khổng Tử phân xử giúp thôi”.

Người bán vải nghe xong lập tức đồng ý. Nhan Uyên cũng nói: “Được rồi, nếu Khổng Tử nói huynh sai thì sao?”. Người mua vải nói: “Nếu sai thì cứ lấy đầu ta, còn ngươi thì sao?”, Nhan Uyên đáp: “Nếu sau, tôi sẽ từ quan”.

Sau khi nghe rõ câu chuyện, Khổng Tử nhìn học trò của mình và cười: “Ba lần tám đúng là hai mươi ba, Nhan Uyên con thua rồi, lấy mũ đưa cho người ta đi”. Nhan Uyên chưa bao giờ cãi lời thầy, nghe xong liền bỏ mũ trên đầu xuống rồi đưa cho người mua vải. Người kia cầm mũ cảm thấy vô cùng đắc ý, ra về. Đối với lời phân định của thầy, dù bên ngoài Nhan Uyên tỏ ra phục tục nhưng trong lòng vô cùng khó chịu. Ông cho rằng Khổng Tử hồ đồ mất rồi nên không muốn theo học nữa.

Hôm sau, Nhan Uyên lấy cớ nhà có việc nên xin nghỉ phép. Khổng Tử biết rõ tâm sự của học trò nhưng vẫn không ngăn cản mà gật đầu đồng ý. Trước khi đi về nhà, Nhan Uyên có đến chào thầy của mình.

Một câu nói cứu sống được 3 sinh mạng

Khổng Tử muốn đệ tử của mình làm xong việc rồi hãy về, đồng thời còn dặn theo một câu rằng: “Thiên niên cổ thụ mặc tồn thân, sát nhân bất minh vật động thủ”. Ý nghĩa của câu nói này là: Không nên nương náu hay trú tránh dưới gốc cây cổ thụ nghìn năm, đã hại người mà không rõ thực hư tốt nhất không nên động thủ.

Trên đường về, bỗng nhiên trời nổi gió lớn, mây đen kéo đến cuồn cuộn, mưa như trút nước, sấm sét rẹt ngang trời. Nhan Uyên vội vàng chạy đến một gốc cây lớn ở bên đường, định bụng đứng đó để tránh mưa. Bất chợt, ông nhớ lại lời dạy của Khổng Tử và nghĩ thầm, dù sao cũng là tình nghĩa thầy trò, cứ nghe theo thầy một lần xem sao. Vì thế, ông vội chạy khỏi gốc cây. Thật không ngờ, khi Nhan Uyên vừa chạy được một đoạn chưa xa, một tiếng sét đánh chói tai trúng vào cây cổ thụ khiến cho thân cây cũng bị xé toạc làm nhiều mảnh.

Nhan Uyên cảm thấy vô cùng kinh ngạc: Vế đầu trong lời dạy của thầy đã ứng nghiệm rồi, chẳng lẽ trong thời gian tới mình còn hại người khác hay sao? Nhan Uyên cứ thế mang theo băn khoăn này trở về nhà, đến nơi cũng đã đêm muộn nên ông không muốn kinh động người nhà. Vì thế, ông dùng thanh bảo kiếm mang theo bên người để đẩy then cửa lên.

Khi đến trước giường ngủ và lấy quay quờ quạng, Nhan Uyên bỗng giật thót mình. Ông phát hiện ở đầu giường có một người nằm, cuối giường cũng có một người nằm. Nổi cơn thịnh nộ, Nhan Uyên tức tối cầm thanh kiếm trên tay định bụng xông vào chém. Bất giác lúc đó, ông lại nhớ đến lời dạy của Khổng Tử nên khựng lại. Đến khi thắp nến lên nhìn cho kỹ, ông mới nhận ra nằm ở trên giường là vợ và em gái mình.

khong-tu

Bài học quý giá về chữ “Nhẫn”

Đến khi trời sáng, Nhan Uyên vội vàng lên đường trở về chỗ Khổng Tử. Vừa nhìn thấy thầy, ông đã quỳ rạp xuống: “Thưa thầy, lời dạy của thầy đã cứu được con, vợ con và cả em gái con. Làm thế nào mà thầy có thể biết trước được những chuyện này sẽ xảy ra?”

Khổng Tử liền đỡ học trò của mình dậy và nói: “Hôm qua trời nóng, ta đoán trời sẽ có mưa gió và sấm sét nên nhắc nhở con không nên đứng ở dưới gốc cây. Con về nhà nhưng trong lòng giận dữ khó chịu, trên người lại mang theo kiếm nên ta nhắc nhở con không nên ra tay khi chưa biết thực hư câu chuyện mà thôi”. Nghe xong, Nhan Uyên cúi người kính cẩn: “Thầy liệu sự như thần, học trò vô cùng kính phục”.

Khổng Tử lại tiếp tục: “Ta biết con xin nghỉ để về nhà chỉ là cái cớ, thực ra con nghĩ rằng ta hồ đồ nên không muốn theo học ta nữa. Con nghĩ mà xem, ta nói ba tám hai mươi ba là đúng, con thua nhưng con chỉ mất một cái mũ mà thôi; nếu ta nói ba tám hai mươi tư, người ta thua thì chẳng phải mất một mạng người hay sao? Cái mũ của con quan trọng hay mạng người quan trọng hơn?”.

Một lần nữa, Nhan Uyên lại kinh ngạc và bừng tỉnh ngộ. Ông quỳ rạp trước mặt thầy, kính cẩn nói: “Thầy trọng đại nghĩa mà xem nhẹ thị phi, học trò đã cho rằng thầy tuổi cao mà không tỉnh táo, học trò thật vô cùng xấu hổ”.

Nguồn: https://phunutoday.vn/to-tien-co-cau-3×823-bai-hoc-sau-sac-chua-bao-gio-loi-thoi-cho-toi-tan-ngay-nay-d404300.html

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X