Tưới hoa giấy đừng chỉ dùng nước lã: Pha thêm loại nước rẻ bèo này, hoa nở ‘tuôn như suối’, lá xanh quanh năm

Một trong những mẹo thú vị để duy trì độ pH của đất chính là sử dụng giấm.

Cây hoa giấy là loại hoa có nét đẹp giản dị, ngoài ra nó còn có tên gọi khác là cây bông giấy hay móc diều (tên khoa học là Bougainvillea spectabilis, tên tiếng Anh là Bougainvillea, Paper Flower), loài hoa này thuộc họ thực vật Nyctaginaceae.

Cây hoa giấy là một loại hoa được trồng rất nhiều ở Việt Nam. Thân gai và với những cành có thể vươn cao hoặc leo bám trên cao nên người ta thường dùng làm hàng rào, bóng mát, cây hoa gác cổng ở các nhà vườn. Hoa giấy có nhiều màu sắc: tím, đỏ, trắng, cam, vàng, hồng…. và những màu sắc nhìn hoa giấy sẽ tươi và đẹp mắt.

tuoihoagiay

Tên của loài hoa này được đặt dựa trên đặc điểm bên ngoài của nó, đó là nét đẹp mỏng manh nhưng kiên cường bởi sức chịu hạn khá tốt, cho hoa quanh năm; hơn nữa cánh hoa của loài hoa này trông khá giống những tờ giấy mềm mại, mỏng manh.

Theo nhiều nghiên cứu thì hoa giấy có nguồn gốc từ Brazil (Nam Châu Mỹ) và sau này du nhập đến các nước khác đặc biệt là những nước có khí hậu nhiệt đới (cây dễ thích nghi) và lai tạo ra nhiều loại khác (hoa giấy Thái Lan, hoa giấy Mỹ,…).

Bởi nước ta cũng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên rất dễ dàng trồng và được trồng ở nhiều nơi trên cả nước để làm cảnh, lấy bóng mát (làm thành giàn cho cây leo),…

Đặc điểm hình dáng của cây hoa giấy như đã phân tích ở trên là cây dạng leo, có nhiều cành nên trông rất xum xuê chính vì vậy mà trong phong thủy, loại cây này tượng trưng cho sự đủ đầy, chở che, hạnh phúc vẹn tròn.

Cây hoa giấy có hoa mang nhiều loại màu sắc tươi sáng nên còn tượng trưng cho những may mắn, phát tài, phát lộc cho gia đình. Ngoài ra, theo quan niệm dân gian thì hoa giấy có tác dụng xua đuổi tà ma, ngăn chặn điềm xấu.

Lợi ích khi hòa giấm vào nước tưới cho hoa giấy

Hoa giấy cần lượng nước vừa phải, không nên tưới quá nhiều, cây dễ bị ngập úng. Cây hoa giấy sẽ phát triển tốt nhất với đất có độ pH từ 5.5 đến 6.0. Nếu bạn trồng cây hoa giấy, hãy đảm bảo rằng đất duy trì độ pH thích hợp. Cây hoa giấy chỉ phù hợp với loại đất chua, thường sẽ không ra được hoa như mong muốn nếu đất chỉ có độ pH cân bằng.

Một trong những mẹo thú vị để duy trì độ pH của đất chính là sử dụng giấm. Bạn hãy pha loãng 1 chén giấm (150ml) với 4 lít nước sạch rồi tưới vào đất. Dung dịch này không chỉ giúp đất tăng độ chua mà còn cung cấp một lượng sắt nhất định vào đất trồng. Giấm kích thích cây phát triển tốt và ra hoa thường xuyên.

Bổ sung phân bón cho hoa

Ngoài ra, để hoa giấy nở, bạn nên bón phân cho cây 4 tháng 1 lần. Bón phân thường xuyên sẽ giúp cây có đủ dinh dưỡng để phát triển, kích thích việc ra hoa.

Lưu ý, không dùng phân đạm cao. Phân bón tốt nhất cho cây hoa giấy là phân hữu cơ hoặc phân chậm tan. Bón phân cho cây hoa giấy ít nhất một lần/năm để cây phát triển tốt và ra nhiều hoa.

Phân bón thúc cho hoa giấy là phân chứa lân và kali, thường là phân kali dihydrophosphat. Loại phân này có thể thúc đẩy sự phân hóa mầm hoa và nụ của hoa giấy.

Bạn cần pha loãng phân kali dihydrophosphat với nước và phun vào gốc hoặc bón lá. Bón 2-3 lần trong khoảng nửa tháng là có thể thúc đẩy mầm hoa phát triển.

Muốn cây ra hoa như ý, bạn cần phải cung cấp đủ nước cho cây. Đầu tiên, vào ra hoa, bạn nên ngưng tưới nước 3-7 ngày tùy vào việc cây trồng trong chậu hay dưới đất. Sau đó, tưới nước trở lại và tưới vừa phải.

Lúc này, lá sẽ dần và mọc ra cây mới. Đây là lúc bạn có thể pha thêm B1 vào nước và tưới cho cây để kích thích ra hoa. Ở giai đoạn, cần phải tưới nước đều đặn mỗi ngày. Nếu ngừng tưới, cây thiếu nước, hoa sẽ rụng.

Nguồn: https://phunutoday.vn/tuoi-hoa-giay-dung-chi-dung-nuoc-la-pha-them-loai-nuoc-re-beo-nay-hoa-no-tuon-nhu-suoi-la-xanh-quanh-nam-d379989.html

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X