Vào mùa đông cần nhớ 5 thời điểm không tắm cho trẻ dù có bẩn đến mấy, bằng không sẽ gây hại cho trẻ

Sức khỏe của bé là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ. Ngoài chế độ dinh dưỡng phù hợp thì việc chăm sóc cũng hết sức thận trọng và kỹ càng. Việc tắm cho trẻ cũng vậy, làm sao vệ sinh cơ thể sạch sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm bớt "gánh nặng" cho cơ thể mà không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Những thời điểm không nên tắm cho bé, đặc biệt vào những ngày mùa đông lạnh giá

1. Khi đường tiêu hóa của trẻ không tốt

Vào mùa đông cần nhớ 5 thời điểm không tắm cho trẻ dù có bẩn đến mấy, bằng không sẽ gây hại cho trẻ - Ảnh 1.

Không nên tắm cho bé khi quá no hay quá đói (Ảnh minh họa)

Không nên tắm cho trẻ khi bị đầy bụng, tiêu chảy, nôn trớ. Bởi vì tắm lúc này khiến trẻ dễ bị nôn ói, chất nôn trớ có thể làm tắc đường hô hấp. Việc tắm khi bé bị tiêu chảy, bụng lạnh sẽ làm tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn.

2. Khi trẻ ăn no hoặc lúc đói

Hầu hết với tất cả mọi người khi đói, lượng đường trong máu thấp, rất dễ bị chóng mặt. Với trẻ cũng vậy, việc tắm sẽ đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, khiến cơ thể tiêu hao thêm năng lượng, khiến lượng đường trong máu càng suy giảm, rất dễ bị ngất.

Hoặc ngay sau khi ăn no, hệ tiêu hóa của trẻ bắt đầu hoạt động, và dạ dày cần rất nhiều máu. Nếu lúc này cho trẻ đi tắm, khi tắm xong các mạch máu trong cơ thể sẽ giãn nở, máu lưu thông nhanh hơn, lưu lượng máu trong dạ dày giảm đi, dễ xảy ra hiện tượng khó tiêu, khó chịu về đường tiêu hóa, thậm chí khiến bé bị nôn trớ.

3. Khi trẻ đang khóc

Tâm trạng không tốt, thậm chí quấy khóc, lúc này không nên tắm cho trẻ. Nếu bé sợ tắm và không muốn chạm vào nước, lúc này nên dỗ dành bé trước, sau đó lau rửa nhẹ nhàng, không bắt ép trẻ tắm.

4. Trong vòng 24 giờ sau khi tiêm phòng

Dù là tiêm loại vắc xin nào thì trong vòng 24 giờ cũng không được tắm cho bé, hoặc để vết kim tiêm tiếp xúc với nước. Sau khi bị dính nước rất dễ bị nhiễm trùng vết thương, đặc biệt một số loại vắc xin không được tiếp xúc với nước trong vòng 72 giờ, do đó cha mẹ cho trẻ đi tiêm phòng thì cần lưu ý.

5. Khi trẻ có vết thương trên da hoặc viêm da

Vào mùa đông cần nhớ 5 thời điểm không tắm cho trẻ dù có bẩn đến mấy, bằng không sẽ gây hại cho trẻ - Ảnh 2.

Khi vết thương chưa lành, việc tắm sẽ khiến cho vết thương hở bị nhiễm trùng (Ảnh minh họa)

Sự phát triển biểu bì da ở trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, làn da mỏng chỉ bằng 1/3 so với người lớn nên các vấn đề về da không thể tránh khỏi. Khi vết thương chưa lành, việc tắm sẽ khiến cho vết thương hở bị nhiễm trùng, viêm nhiễm nguy hiểm hơn.

Các bước tắm cho trẻ

– Tắm cho bé ở nhiệt độ cao nhất mỗi ngày (chẳng hạn như 12h – 15h00).

– Cho bé bú nửa tiếng trước khi tắm.

– Chuẩn bị trước khi tắm, quần áo, nước ấm, dụng cụ khi tắm.

– Kiểm soát thời gian tắm trong vòng 10 phút.

Những lưu ý khi tắm cho bé

Nhiệt độ nước tắm được kiểm soát ở 37 ℃ ~ 40 ℃

Vào mùa đông, không nên để nhiệt độ nước tắm cho bé quá cao, quá cao sẽ làm tổn thương màng bã nhờn, da bé vốn mỏng manh, non nớt, càng phải cẩn thận khi kiểm tra nhiệt độ nước tắm. Nói chung, nên kiểm soát nhiệt độ nước ở 37 ℃ ~ 40 ℃, có thể điều chỉnh theo nhiệt độ trong ngày. Nên kiểm tra nhiệt độ nước ở bên trong cổ tay để có thể cảm nhận nhiệt độ chính xác hơn.

Nhiệt độ trong nhà 26℃ ~ 28℃

Vào mùa đông cần nhớ 5 thời điểm không tắm cho trẻ dù có bẩn đến mấy, bằng không sẽ gây hại cho trẻ - Ảnh 3.

Vào mùa đông, trẻ sơ sinh thường dễ bị cảm lạnh khi tắm, đa phần là do nhiệt độ trong phòng tắm quá thấp, nên điều chỉnh nhiệt độ phòng tắm trước khi cho bé tắm, nhiệt độ tốt nhất là 26℃ ~ 28℃. Hiện nay nhiều gia đình lắp đặt đèn sưởi nhà tắm, tuy máy sưởi giúp làm ấm nhanh nhưng ánh sáng mạnh sẽ ảnh hưởng đến thị giác của bé, bạn có thể bật đèn sưởi nhà tắm trước khi tắm, khi đưa bé vào tắm có thể tắt đi để đảm bảo an toàn cho bé.

Trình tự tắm: rửa mặt → gội đầu → tắm toàn thân

– Rửa mặt: Chú ý lau mặt cho trẻ bằng khăn, bạn cũng có thể rửa trực tiếp cho trẻ bằng nước nhưng không được để nước chảy vào mắt, mũi của trẻ.

– Gội đầu: Khi gội đầu cho bé, hãy ôm bé bằng tay trái, dùng lòng bàn tay ôm đầu bé rồi dùng tay kia gội đầu cho bé. Trẻ lớn hơn có thể ngồi trực tiếp trong bồn tắm và đội mũ gội đầu để gội đầu.

– Tắm toàn bộ cơ thể : Em bé có thể ngồi trong bồn tắm, và mẹ có thể lau người trực tiếp bằng khăn nhúng nước cho bé. Nếu là trẻ nhỏ, mẹ nên ôm bé, dùng tay trái đỡ đầu và cổ bé, tay phải đỡ chân, đặt cơ thể bé vào thau nước, rửa mặt trước rồi sau.

Theo: Giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X