10 món bánh mứt bẩn, tẩm ướp hóa chất độ𝚌 𝚑ạ𝚒, 𝚝𝚎𝚘 𝚗ã𝚘 UT, Tết này mọi người đừng dại mà mua đãi khách
Dưới đây là 10 loại bánh mứt cảnh báo người tiêu dùng nên thận trọng trước khi mua vì nguy cơ nhiễm hóa chất, quy trình sản xuất không đảm bảo vệ sinh.
1. Ô mai
Là loại bánh mứt quen thuộc với nhiều người, phong phú về hương vị và màu sắc, tuy nhiên đây lại là món bánh mứt có nguy cơ độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mới đây nhất, những sản phẩm ô mai không đảm bảo chất lượng, bốc mùi ẩm mốc bị phát hiện khiến người tiêu dùng hoang mang. Mới đây phóng viên VTV24 đã có cuộc điều tra tại một cơ sở sản xuất ô mai ở khu đô thị Tân Tây Đô, Đan Phượng, Hà Nội. 8h tối, khu biệt thự liền kề chưa có người ở này được các chủ hàng sử dụng để làm kho chứa đồ, nguyên vật liệu làm ô mai.
Ô mai bẩn được sản xuất bán trong dịp Tết.
Trên nền đất ẩm ướt, hàng trăm bao tải căng phồng, phủ bạt kín mít, bên trong là các loại ô mai đã tích trữ lâu ngày đã bốc mùi ẩm mốc. Các loại dụng cụ để phơi ô mai cũng được để sẵn trong góc nhà. Con đường phía trước cửa nhà cũng được tận dụng để làm nơi phơi ô mai. Những tấm vải bạt để phơi ô mai rất bẩn, bên trong là ô mai đã bị chảy nước. Thậm chí, chủ của những tấn ô mai này không thèm đưa cất, trông nom ô mai mà cứ để chúng phơi bên đường qua đêm, trùm bạt lên và đè thêm vài viên gạch.
Nguy hiểm là khi ăn phải các loại ô mai bẩn như vậy, nguy cơ bị đau bụng là rất cao. Không những thế, nó còn dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, thậm chí ngộ độc thực phẩm và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan nội tạng như gan, mật, thận.
2. Mứt táo
Hầu hết số lượng mứt táo với giá rẻ đều là những loại táo đã hỏng, thậm chí những quả thối cũng được sử dụng làm mứt táo.
3. Mứt quất
Để cung ứng cho các cơ sở, người dân đã dùng cả đống chanh, quất dập nát, ủng vàng, chảy nước đổ xuống hố ngâm cả chục ngày đến khi vỏ thâm xì, chảy nước, bốc mùi, rồi bốc lên phơi trên những tấm bạt cũ kĩ ngay nơi chăn thả gia cầm, gia súc rồi đem bán cho các cơ sở chế biến, sản xuất để làm mứt, ô mai.
4. Mứt mẵng cầu
Mứt mẵng cầu.
Qủa mãng cầu chỉ để được trong một thời gian ngắn là sẽ bị chua, nhất là khi cả quả lành lẫn quả hỏng bị trộn lẫn làm một sẽ càng dễ phải đổ bỏ hơn. Tuy nhiên chỉ cần trải qua công đoạn ngâm hóa chất và chế biến về sau, những miếng mứt mãng cầu thơm ngon vẫn được ra lò.
Mãng cầu sau khi được xay nhuyễn cũng sẽ được xử lý bằng các loại hóa chất tạo dẻo, chống mốc và tạo độ trong, giòn rồi sau đó mới trộn với đường hóa học, bột nổi, chất làm chua và hương liệu tạo mùi thơm… để đưa lên bếp than “sên” cho keo lại.
5. Mứt me
Me sau khi lột vỏ cũng được ướp hàn the để tạo độ dai, giòn rồi sau đó được nhúng tiếp chất tạo màu vàng sáng, chất làm trong và chất bảo quản… được mua ở chợ Kim Biên với giá rất rẻ.
6. Mứt khoai lang
Cũng tương tự như mứt bí, khoai lang sau khi được gọt vỏ, người làm mứt cũng rãi 1 gói bột hóa chất để tẩy rửa và tạo màu. Để khoảng vài giờ rồi cho vào chảo sên với 1 loại đường đen đặt quánh đầy ruồi nhặn trong đó.
7.Thạch rau câu
Là món ăn quen thuộc, không chỉ trong ngày tết mà những dịp lễ hội, sinh nhật, tiệc tùng hầu như đều có thạch râu câu. Tuy nhiên, nếu tận mắt chứng kiến công nghệ sản xuất rau câu món ăn mà các trẻ nhỏ đặc biệt yêu thích, chắc hẳn bạn sẽ đập đầu kêu trời vì từ trước đến giờ toàn cho con ăn hóa chất độc hại.
Thạch rau câu không rõ nguồn gốc.
Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thạch rau câu khác nhau, trong đó có cả xuất xứ Trung Quốc.
Các cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ, trên nền gạch ẩm mốc là hàng đống thạch rau câu đã đóng túi giấy bóng trắng bên ngoài được đổ tràn ra nền nhà, các nhân công làm việc tại đây tay không đeo găng, chân trần vô tư giẫm cả lên trên sản phẩm. Phía ngoài, gần cửa ra vào là hàng chục tấn hàng đã đóng chặt trong các thùng carton đổ đống cao chất ngất. Đặc biệt, ở đây còn sử dụng tinh (hương) ngô, tinh ổi, tinh dâu… để làm thạch trái cây thực chất là một dung dịch màu trong suốt có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.
Thành phần chính để làm rau câu là Aspartame, một chất làm ngọt nhân tạo, đã bị cấm sử dụng trong thực phẩm do ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, vì nó ngọt hơn đường thông thường 30-70 lần, thậm chí là 200-600 lần nên được nhiều cơ sở lựa chọn nhằm giảm chi phí.
8. Hạt dưa, hạt hướng dương
Phèn chua (chứa nhôm) và bột talc( chứa kẽm) hoàn toàn không có trong danh sách các hạng mục kiểm duyệt đối với hạt và quả hạch. Tuy nhiên, số lượng hạt dưa, hạt hướng dương lại chưa độc tố này, có thể gây teo não và ung thư.
Hạt hướng dương chứa chất gây ung thư, teo não.
Lượng nhôm vào cơ thể quá lớn sẽ khó đào thải ra ngoài, ảnh hưởng đến tế bào não, tế bào thần kinh, dẫn đến suy giảm trí nhớ, nghiêm trọng hơn sẽ làm teo não, đãng trí, ung thư. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến các cơ quan như gan, phổi, hệ xương, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai.
Phó giáo sư Trần Đáng, phó giáo sư Hà Văn Thuyết (nguyên giảng viên bộ môn Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội) khẳng định: “Nguồn nguyên liệu để làm mứt Tết, ô mai rất khó kiểm soát, vì thế có khả năng bị nhiễm thuốc trừ sâu, phân bón… Ngoài ra, còn là nguồn hóa chất, chất đường sử dụng nhiều không đúng quy định, quá mức cho phép…, từ đó chứa nhiều độc tố gây bệnh mà dễ thấy nhất là ngộ độc thực phẩm”.
Bên cạnh đó, các loại bánh kẹo, mứt dẻo, mứt dừa bán tràn lan ngoài đường, không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn được người tiêu dùng lựa chọn. Các chuyên gia cũng nên khuyên mỗi gia đình có thể tự chế biến sản phẩm theo sách hướng dẫn, vừa không sử dụng nhiều chất cấm, chất bảo quản, vừa đảm bảo nguyên liệu sạch, rõ nguồn gốc lại khỏe mạnh.