3 điều thể diện bố mẹ nên tránh, nếu không sẽ hại con, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng
Nhiều bậc cha mẹ coi sự tử tế, cư xử tốt của con cái họ là sự thành công trong giáo dục của chính họ, nhưng họ không biết hành động của họ đã gây hại cho con họ gần như thế nào.
Đặc biệt là ba hành vi làm tổn thương con cái họ vì thể diện, thường cản trở sự tương tác giữa cha mẹ và con cái dưới đây.
1. Dạy con phải nhường em nhỏ
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hường nghe nhiều bậc cha mẹ nói: “Bố mẹ già rồi, con phải lo cho em đi! Con là anh chị phải nhường nhịn em“. Điều này thường dẫn đến cảm giác rằng đứa con lại phải mang một gánh nặng trên vai cho tới khi những đứa em lần lượt trưởng thành, ít nhất là cho tới đó. Hãy nhìn những gia đình mà bố mẹ đều dồn sự quan tâm vào đứa con nhỏ, vì nó gặp một khuyết tật hay mắc bệnh bẩm sinh nào đó, đứa con lớn buộc phải già dặn và nhìn lớn hơn tuổi thật, thiếu sức sống mà nhiều đứa trẻ nên có. Điều này rất bất lợi cho sức khỏe tinh thần của bé.
Ảnh minh họa (Nguồn Sina)
Đặc biệt trong một số gia đình, cha mẹ thường xuyên nhắc điều này trước mặt con, khiến cho đứa con nhỏ ỷ lại, cho rằng anh chị phải lo cho mình nên càng nghịch ngợm, thậm chí lấn lướt anh chị. Điều này thường sẽ dẫn đến việc bé lớn tự ti, cảm giác cả thế giới không yêu thương mình, thậm chí có tâm lý hèn nhát, gián tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống của bé.
2. Gặp người lớn phải chào hỏi
Một số trẻ có bản tính hướng nội, không thích nói nhiều, trong lòng thiếu cảm giác an toàn, hơn nữa còn rụt rè và sợ hãi người lạ. Nếu cha mẹ yêu cầu bé chào hỏi mọi người khi gặp mặt thường sẽ dẫn đến những điều ngược lại, khiến bé càng hướng nội hơn. Thậm chí, một số phụ huynh còn cảm thấy xấu hổ vì con không chào hỏi nên cho rằng con mình vô tích sự, sau đó lại mắng mỏ con. Điều này hoàn toàn vô lý.
Ảnh minh họa (Nguồn Sina)
Làm thế nào những đứa trẻ không được cha mẹ khen ngợi và công nhận có thể nuôi dưỡng sự tự tin của chúng? Nếu cha mẹ muốn rèn luyện lòng can đảm, họ có thể đưa trẻ ra ngoài đi dạo, để trẻ có cơ hội giao tiếp với người ngoài. Nhưng đừng ép trẻ phải giao tiếp với người khác. Hãy để trẻ tự nhiên và chủ động chào hỏi, tốt hơn nhiều so với việc ép buộc con rồi trách móc khi chúng không thực hiện được.
3. Đưa đồ của con cho người khác
Trẻ luôn cảm thấy đồ chơi của người khác đẹp hơn của mình, mỗi khi có khách đến chơi nhà, một số cha mẹ thường lấy hết đồ chơi của con ra để đưa cho những đứa trẻ khác. Nếu đứa trẻ đang chơi vui vẻ thì khi phải đi về sẽ khóc lóc um sùm. Lúc này để thể hiện sự lịch sự, nhiều bậc cha mẹ sẽ chọn cách tặng đồ chơi cho con của bạn bè.
Ảnh minh họa (Nguồn Sina)
Cho dù con họ có khóc bên cạnh buồn đến đâu, cha mẹ sẽ chỉ nói: Đừng khóc nữa, lần sau mua cho con một cái mới. Nhưng đối với trẻ em, việc mất đi món đồ chơi yêu quý và không thể làm được gì đã bị tổn thương nặng nề. Vì vậy, khi cha mẹ cho người khác đồ chơi phải được sự đồng ý của trẻ, nếu không sẽ khiến trẻ cảm thấy cha mẹ không yêu thương mình!
Sự trưởng thành của trẻ cần sự chăm sóc chu đáo của cha mẹ, một số cha mẹ chỉ chú ý đến sức khỏe thể chất của trẻ mà quên rằng nhu cầu tâm lý cũng quan trọng không kém. Và cha mẹ nên nhận ra rằng một đứa trẻ đã là một cá thể độc lập ngay từ khi sinh ra. Chỉ khi hoàn toàn tôn trọng con thì mối quan hệ cha mẹ và con cái mới trở nên gần gũi hơn và đứa trẻ mới lớn lên trong tình yêu thương thật sự.
Nguồn: https://www.webtretho.com/p/3-dieu-the-dien-bo-me-nen-tranh-neu-khong-se-hai-con-tham-chi-anh-huong-den-tinh-mang