5 khác biệt trẻ 3 tuổi và 4 tuổi bắt đầu đi học mẫu giáo, khoảng cách không chỉ là một năm

Khi con được ba, bốn tuổi, nhiều bậc cha mẹ bắt đầu tính đến vấn đề cho con đi học mẫu giáo.

Nhiều phụ huynh không thể chăm sóc con ở nhà trong thời gian dài do bận việc, một số phụ huynh cho rằng học mẫu giáo sớm rất tốt cho sự phát triển của trẻ, có thể rèn luyện trí não và thích nghi trước với không khí học tập. Nhưng kết quả cuối cùng là gì? Sự khác biệt giữa trẻ 3 tuổi và 4 tuổi bắt đầu đi học mẫu giáo rõ ràng là có.

hình ảnh

Nhà em có cô em chồng kết hôn tận 6 năm mới được mụn con nên quấn quýt lắm. Hôm trước cô ấy than thằng bé sắp bước vào tuổi lên 3, không biết có nên cho đi trẻ không. Nhóc ở nhà khá kén ăn nên mẹ vẫn phải bón, chưa kể là mẹ cũng còn mến tay mến chân không nỡ xa con. Rồi gửi trẻ cũng sợ đủ thú, sợ con bị phạt, sợ lớp nhiều bé quá thì cô quản không xuể, nhỡ đâu đang ăn bị hóc hoặc các bé chơi đùa té ngã thì có chuyện.

Tình cờ em đọc một bài báo trên Sina, theo ý kiến của một giáo viên mầm non 20 năm kinh nghiệm thì độ tuổi cho bé đi học nên là 4 tuổi. Sẵn đây em chia sẻ các mẹ đồng suy nghĩ như cô em chồng của em tham khảo nhé. Mẹ nào có con đi học sớm thì cũng kiểm tra thử có đúng không nhé.

“Một năm chậm vào học mẫu giáo là món quà tuyệt vời nhất đối với con trai tôi”, có một nữ diễn viên đã từng nói như thế trong chương trình thực tế. Cô cho rằng sự chậm trễ này sẽ giúp con hình thành trí thông minh cảm xúc và chỉ số IQ cao, dù có đi học muộn hơn những đứa trẻ khác cũng không kém cạnh. Ý kiến này đã được một giáo viên mầm non có hơn 20 năm kinh nghiệm ghi nhận. Trong bài viết trên Sina, cựu giáo viên chia sẻ 5 khác biệt giữa trẻ 3 tuổi và 4 tuổi bắt đầu đi học mẫu giáo như sau:

1. Trẻ không đủ phát triển để đến trường dễ có cảm giác thất vọng

Trẻ ba tuổi chưa phát triển toàn diện về trí lực và thể lực, nếu cho trẻ đi mẫu giáo sớm sẽ chấp nhận một mô hình thống nhất, với những nền nếp quy tắc khác hẳn ở nhà. Ở độ tuổi này, nhiều bé còn chưa bỏ bĩm, chưa học cách dùng muỗng xúc đồ ăn thành thạo, chưa thể tự làm những vấn đề cá nhân của mình như tự đi vệ sinh, tự cởi giày, tự xếp gọn gàng đồ đạc của mình…

Điều đó dễ gây ra tâm lý chán nản ở trẻ, vì trẻ sẽ thấy mình không được khen nhiều, không có gì nổi bật, thua kém bạn bè. Nó khiến đứa trẻ tự ám thị rằng đến trường không vui, điều đó chỉ khiến trẻ chán nản trong học tập. Con đường học tập còn dài, nếu ngay khởi đầu đã có tâm lý chán nản và thất vọng thì sau này bé khó có hứng thú với việc học hành.

2. Gây áp lực tâm lý cho trẻ

Nhiều bậc cha mẹ chỉ xem việc đi học mẫu giáo có giúp ích được gì cho con hay không mà bỏ qua việc cần quan tâm đến tâm lý của con cái. Đi học quá sớm đồng nghĩa với việc rời xa bố mẹ quá sớm. Những hình ảnh quen thuộc trước cổng trường mầm non, đứa trẻ khóc, ôm chầm lấy bố mẹ không muốn đi học, không có bố mẹ thì không thể làm được, chúng ta đều có thể thấy mỗi ngày.

hình ảnh

Việc cha mẹ kiên quyết đẩy con vào trường, hoặc giả vờ trốn nơi khác quan sát chỉ làm trẻ thêm buồn, áp lực tâm lý sẽ rất lớn. Vậy với tâm trạng như vậy liệu các em có học tốt được không? Và nếu áp lực tâm lý nặng sẽ dễ có hành vi quá khích.

3. Về kỹ năng ngôn ngữ, bé 3 tuổi chưa biểu đạt rõ ràng

Với sự gia tăng của các sự kiện tin tức xã hội, ngày càng nhiều bậc cha mẹ bắt đầu lo lắng về cuộc sống và chất lượng hàng ngày của con mình ở trường mẫu giáo. Bên cạnh những vụ ẩu đả giữa các bạn nhỏ, các bậc phụ huynh còn lo lắng tính nết của bé không được lòng cô giáo. Điều duy nhất phụ huynh có thể tin tưởng là sự giám sát của nhà trẻ, nhưng đôi khi giáo viên quản lý không xuể, nhất là có khi một lớp ba bốn chục em nhưng chỉ có 2,3 cô giáo.

Nếu khả năng ngôn ngữ của bé đã vững thì dù có khó chịu ở nhà trẻ cũng có thể về nhà thông báo kịp thời cho bố mẹ, nếu không thì bé chỉ có thể tự mình chịu đựng sự khó chịu ở trường mẫu giáo mà thôi. Mặt khác, hầu hết các bé 3 tuổi khả năng ngôn ngữ kém, gặp vấn đề gì cũng chỉ tự mình biết, về nhà không nói gì.

4. Về kỹ năng sống, 4 tuổi tự lập hơn

Trong trường mẫu giáo, đôi khi cô giáo mất bình tĩnh là chuyện bình thường. Một số phụ huynh không giáo dục con cái tốt, đến lớp mẫu giáo thì không tự xúc ăn, không tự mặc áo quần được. Những đứa trẻ như vậy cũng khiến giáo viên e ngại. Ngược lại, hầu hết các bé 4 tuổi đều đã có kỹ năng sống tự lập, dù là ăn, mặc, ở, đi lại hay đi vệ sinh, các bé đều có thể tự lập mà không cần phải phiền đến cô giáo, so với trẻ 3 tuổi, chúng dễ mến một cách tự nhiên.

hình ảnh

5. Về giao tiếp cá nhân, trẻ 4 tuổi có thể giải quyết xung đột nhưng trẻ 3 tuổi thì không

Người ta nói rằng trí thông minh cảm xúc được tích lũy từ lúc qua thôi nôi. Bé có nhiều kinh nghiệm xã hội hơn trước khi đi học mẫu giáo và có thể đạt được thỏa thuận với bạn bè nhanh hơn sau khi đi học mẫu giáo. Ngoài ra, trẻ 4 tuổi thường giải quyết các vấn đề xung đột tốt hơn. Đặc biệt là sau khi bị b.ắt nạt, một em bé 3 tuổi có thể nuốt giận vào trong, nhưng một em bé 4 tuổi chắc chắn sẽ làm ầm ĩ lên.

Trên đây là những khác biệt giữa trẻ 3 tuổi và 4 tuổi bắt đầu đi học mẫu giáo, mỗi gia đình có thể tự cân nhắc hoàn cảnh, sự phát triển của bé để quyết định cho con đi học mẫu giáo lúc nào. Dù ở độ tuổi nào thì trước khi cho con đi học, bố mẹ cũng cần có sự chuẩn bị đầy đủ, để trẻ bước vào nhà trẻ một cách suôn sẻ và vui vẻ. Chẳng hạn như kể cho con nghe về trường mẫu giáo, làm quen trước một số kiến ​​thức trước khi vào nhà trẻ; rèn luyện khả năng tự chăm sóc bản thân của trẻ.

Theo giadinhmoi

X
/57976558/Ureka_Supply_myeva.vn_InflowMB_1x1_130623