5 món ăn ‘đánh cắp’ chiều cao của trẻ nhưng bố mẹ nào cũng tưởng bổ nên cho con ăn thường xuyên

Nếu muốn con cao lớn, bố mẹ phải bỏ ngay thói quen cho con ăn 5 món ăn này.

Hiện nay, chiều cao của con đã trở thành mối quan tâm đặc biệt của các ông bố bà mẹ. Trong suy nghĩ của mọi người, tuổi dậy thì chính là thời điểm vàng để đầu tư cho con phát triển chiều cao, vì nó sẽ kéo dài từ 3 – 4 năm. Ở khoảng thời gian này, mỗi năm các bé sẽ tăng trung bình 8cm. Như vậy, bé gái sẽ cao lên từ 20 – 25cm, còn các bạn nam sẽ tăng từ 25 đến 28cm.

Tuy rằng nhận định này không sai, nhưng theo các bác sĩ thời điểm trẻ phát triển nhanh nhất không phải ở tuổi vị thành niên, mà chính là thời kỳ thơ ấu. Chỉ cần 1 năm đầu tiên sau sinh, tốc độ phát triển chiều cao của em bé đã tương đương với 3-4 năm của tuổi dậy thì. Bằng chứng là khi trẻ mới sinh, chiều cao cơ bản là 50cm, nhưng khi được 1 tuổi, con đã cao đến 76cm.

Chính vì thế, nếu muốn con cao lớn, cha mẹ cần quan tâm đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng của con trước 1 tuổi. Trong vòng 6 tháng đầu đời, trẻ nên được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức. Bắt đầu từ tháng thứ 6 đến khi được 1 tuổi, trẻ không chỉ uống sữa mà còn ăn dặm. Lúc này, tâm lý của không ít phụ huynh là chọn những món đồ bổ dưỡng cho bé. Tuy nhiên, bố mẹ hãy lưu ý, không nên cho con ăn quá nhiều những món dưới đây vì chúng chính là thủ phạm “đánh cắp” chiều cao của trẻ.

1. Tôm cua

Cách chọn tôm tươi ngon - VietNamNet

Đạm trong tôm cua lại quá nặng với đường ruột của bé, từ đó dễ bị dị ứng hoặc bị tiêu chảy (Ảnh minh họa).

Chúng ta đều biết tôm cua có nhiều đạm. Nhưng đối với trẻ nhỏ, lượng đạm trong tôm cua lại quá nặng với đường ruột. Trong khi đó, đường ruột của bé rất nhạy cảm với đạm trong tôm cua nên dễ bị dị ứng như phát ban ngoài da hoặc tiêu chảy.

Điều này khiến cho khả năng tiêu hóa của đường ruột rất kém, từ đó trẻ sẽ hấp thụ dinh dưỡng kém và ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao.

2. Nước luộc gà

Trong quan niệm của người xưa, nước luộc gà là một món ăn rất bổ dưỡng mà lại thơm ngon. Vì vậy, mọi người cho rằng món ăn này cũng sẽ tốt cho trẻ nhỏ. Song, thực tế thì dinh dưỡng trong nước luộc gà rất thấp, bởi 95% dinh dưỡng nằm bên trong thịt gà. Nên nếu bạn chỉ nấu bột hoặc cháo cho con mà chỉ dùng mỗi với nước luộc gà mà không bổ sung thêm các chất đạm khác sẽ vô tình khiến con bị thiếu chất dinh dưỡng, ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng chiều cao.

3. Canh xương hầm

Trẻ nhỏ rất cần được bổ sung canxi để lớn lên, tuy nhiên, bên trong nồi nước canh xương heo hầm lại chứa rất ít canxi chứ không phải như mọi người vẫn tưởng.

Cách Làm Món Canh đu đủ hầm sườn của Song Phương - Cookpad

Giáo sư Jiang Zhuoqin, trưởng khoa dinh dưỡng của Đại học Tôn Trung Sơn (Trung Quốc), đã từng làm một thí nghiệm về hàm lượng canxi trong canh xương. Ông đã đun sôi nước canh xương hầm và nước tinh khiết. Kết quả cho thấy hàm lượng canxi trong canh xương chỉ tương đương với nước máy. Như vậy, về cơ bản nước xương hầm không chứa canxi.

Giáo sư Jiang giải thích thêm rằng, sở dĩ nước xương hầm có màu trắng là do trong tủy xương có một lượng chất béo lớn. Chất béo này sau khi đun sôi sẽ trở thành những hạt nhỏ và phân tán trong nước. Điều này làm cho nước xương hầm bị nhũ hóa trở thành màu trắng đục.

Do đó, cho trẻ ăn nước xương hầm thực chất chính là cho con uống nhiều chất béo. Mà chất béo có tác dụng bôi trơn khiến cho ruột của trẻ sẽ kích thích nhu động ruột dẫn đến dễ đi tiêu. Và hậu quả là sữa con uống sẽ bị đào thải rất nhanh trước cả khi cơ thể kịp tiêu hóa, hấp thụ, dẫn đến việc con bạn sẽ chậm lớn vì thiếu dinh dưỡng, tác động tiêu cực đến quá trình tăng trưởng chiều cao.

4. Nước canh rau

Cũng giống nước luộc gà hay canh xương hầm, nước canh tuy được nấu từ rau nhưng cũng không có nghĩa là nó chứa nhiều chất xơ. Ngược lại, trong nước canh chỉ có một lượng nhỏ cacbonhydrat. Cho trẻ uống quá nhiều nước canh sẽ làm cho bé bị no, không ăn được những thức ăn khác, từ đó sẽ dẫn đến việc cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của con.

5. Nước trái cây

Nên uống nước ép hay dùng trái cây? | Prudential Việt Nam

Hầu như ông bố bà mẹ nào cũng đều mong muốn mang đến cho con một chế độ ăn lành mạnh nhất, và tất nhiên trong chế độ ăn đó không thể nào thiếu trái cây. Vì con chưa thể ăn trái cây theo cách của người lớn được, nên chúng ta thường hay ép chúng ra thành nước để cho con uống kèm theo suy nghĩ như vậy là con mình đã có đủ vitamin và chất xơ rồi.

Tuy nhiên, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ từng khuyến cáo: Không nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống nước trái cây, hãy cho bé ăn một ít trái cây và một ít nước sẽ tốt cho sức khỏe hơn là trái cây ép ra thành nước.

Vì khi được uống nước thường xuyên, trẻ sẽ hình thành thói quen thích uống đồ ngọt do trong nước trái cây có nhiều đường fructose. Mà tiêu thụ nhiều đồ uống ngọt trẻ sẽ dễ bị béo phì, dẫn đến dậy thì sớm và ảnh hưởng đến sự phát triển của chiều cao.

Theo giadinhmoi

X
/57976558/Ureka_Supply_myeva.vn_InflowMB_1x1_130623