6 loại rau phổ biến đừng nhúng lẩu kẻo 𝚜𝚒𝚗𝚑 độ𝚌: Lẩu bò kỵ mồng tơi, hải sản kỵ cà chua
Hết sức lưu ý nha mọi người
Bữa tiệc liên hoan sinh nhật em đã tan tác chỉ vì một nồi lẩu các mẹ ạ! Giờ nghĩ lại vẫn còn thấy có lỗi, 1 tuần trước em tổ chức sinh nhật, mời vài người bạn thân đến góp vui. Em nấu 1 nồi lẩu hải sản cực kỳ thơm ngon, có đủ loại từ cua, tôm, cá… cho mọi người thoải mái nhâm nhi.
Ăn uống no say xong đến màn ăn hoa quả tráng miệng, lúc này có 2 người bạn em đột ngột đau bụng, chóng mặt và liên tục có cảm giác buồn nôn. Mọi người đều cuống cuồng lo lắng cho 2 bạn, thay nhau chăm sóc và đưa họ về nhà nghỉ ngơi.
Không biết tại sao bạn em lại bị ngộ độc đến vậy trong khi hôm đó tụi em ăn toàn các món quen thuộc, em băn khoăn lên mạng tìm hiểu thì không biết có phải do mình kết hợp thực phẩm tùy tiện không.
Đặc biệt, em còn biết thêm một thông tin: Không phải loại rau nào cũng an toàn khi cho vào nồi lẩu. Có 6 loại rau cần hạn chế sử dụng khi ăn lẩu kẻo có thể gây ra ngộ độc hay dị ứng, các mẹ đã biết chưa?
Các mẹ xem trường hợp của em rồi rút kinh nghiệm nhé. Dưới đây là những loại rau không nên nhúng khi ăn lẩu.
1/ Rau mồng tơi không ăn với lẩu bò
Các chuyên gia khuyên khi ăn lẩu bò thì tuyệt đối không ăn kèm với rau mồng tơi vì sẽ gây ra đau bụng, khó tiêu, táo bón. Tốt nhất là nên lựa chọn cải thảo, cải xanh…
2/ Cà chua không ăn với lẩu hải sản
Đã ăn lẩu hải sản thì cần tránh những thực phẩm chứa vitaminc C như chanh, cam, cà chua… Bởi vitamin C chứa trong những thực phẩm này sẽ khiến asen pentavenlent có trong hải sản nhanh chóng chuyển hóa thành asen trioxide (thạch tín) gây ngộ độc thực phẩm, nặng nhất còn nguy hiểm tính mạng.
3/ Giấm không ăn với thịt dê
Khi ăn lẩu dê mọi người cần tuyệt đối tránh giấm bởi giấm có thể phá hủy và giảm bớt dinh dưỡng đáng quý ở thịt dê.
4/ Rau kinh giới không ăn với lẩu gà
Chớ dại ăn lẩu gà cùng rau kinh giới bởi loại rau này có vị cay, tính ấm có thể phát kết khí hạ ứ huyết. Khi kết hợp lẩu gà với rau kinh giới có thể gây ra chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy toàn thân, ngứa ngáy vùng đầu não.
5/ Lẩu riêu cua kỵ cần tây, khoai lang
Đừng bao giờ ăn lẩu riêu cua cùng cần tây, khoai lang, khoai tây… vì có thể làm ảnh hưởng đến sự hấp thu protein của cơ thể, còn nếu ăn chung cùng khoai lang, khoai tây thì rất dễ mắc bệnh sỏi thận.
6/ Nấm lạ
Nấm rất ngon nhưng khu ăn cần cẩn thận bởi những loại nấm lạ có thể gây ngộ độc và tử vong cho người ăn bất cứ lúc nào.
* Cách phối hợp rau chuẩn cho các món lẩu thông thường
Cũng theo PGS.Nguyễn Duy Thịnh, với từng món lẩu, bạn nên chọn những loại rau phù hợp để món lẩu thêm hấp dẫn.
Chị em cần nhớ:
– Nên chọn những loại rau lành tính như rau muống, rau cải để kết hợp với lẩu.
– Nếu là lẩu gà thì nên ăn cùng rau ngải cứu, rau cải xanh, rau muống, bắp chuối, nấm…
– Lẩu riêu cua nên ăn kèm rau chuối, hoa chuối thái mỏng, rau muống chẻ, các loại rau sống và rau ăn khác.
– Lẩu vịt thì nên chọn rau muống đã bỏ bớt lá và rau ngổ.
– Lẩu bò sẽ ngon và bổ hơn khi sử dụng rau cần, hành tây, khoai môn… ăn kèm.