Đang ăn cơm, người đàn ông 𝐥ị𝐦 𝐝ầ𝐧 𝐫ồ𝐢 𝐡ô𝐧 𝐦ê, 𝐜ả𝐧𝐡 𝐛á𝐨 dấu hiệu độ𝐭 𝐪𝐮ỵ nhiều người chủ quan khi trời lạnh

Đột quỵ não thường xảy ra và tiến triển rất nhanh, nếu không được phát hiện, đưa đến viện cấp cứu, xử lý kịp thời rất dễ dẫn tới biến chứng, thậm chí tử vong.

Trung tâm Cấp cứu 115 Hùng Vương (Phú Thọ) cho biết, các bác sĩ vừa tiếp nhận một nam bệnh nhân 45 tuổi nhập viện trong tình trạng hôn mê. Khi gia đình đưa đến viện, bệnh nhân bị rối loạn ý thức nặng (thang điểm Glassgow đánh giá người hôn mê ở mức 6), mắt nhắm, khó nói, cử động không tự chủ, đồng tử 2 bên co nhỏ khoảng 1mm.

Các bác sĩ nhanh chóng thăm khám, cho bệnh nhân chụp CT sọ não và phát hiện có xuất huyết vùng thân não, gây chèn ép và phù mô não xung quanh, lan vào não thất. Bệnh nhân được chẩn đoán xuất huyết não – não thất.

Theo chia sẻ từ người nhà, trước đó bệnh nhân không có biểu hiện bất thường, khi đang ăn cơm thì đột ngột lịm dần và được đưa đến trạm xá cấp cứu nhưng không tiến triển, sau đó được chuyển ngay đi bệnh viện.

DỊCH VỤ CẤP CỨU 24/24h

Việc phát hiện và cấp cứu sớm đột quỵ sẽ giảm biến chứng và nguy cơ tử vong cho người bệnh. (Ảnh minh họa)

Các bác sĩ cho biết, trong đột quỵ não có 2 thể tắc mạch não hoặc vỡ mạch não. Việc phát hiện và đưa bệnh nhân đi đến viện sớm sẽ làm giảm nguy cơ biến chứng và tử vong đáng kể. Tuy nhiên, nhiều người chủ quan khi xuất hiện triệu chứng của đột quỵ như chóng mặt, hoa mắt, méo miệng nhẹ… từ đó khiến người bệnh phải chịu di chứng nặng nề.

Bác sĩ Phạm Văn Cường, Khoa Đột quỵ não (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cho biết, đột quỵ não có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau và ngày càng trẻ hóa. Tình trạng này được ghi nhận ở mọi thời điểm trong năm nhưng vào mùa đông diễn ra thường xuyên hơn.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, có khoảng 60-70% các trường hợp đột quỵ xảy ra vào nửa đêm và sáng sớm – khi nhiệt độ thường lạnh hơn buổi trưa và chiều. Ngoài ra, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ não có tăng huyết áp vào mùa lạnh cao hơn mùa nóng, chiếm khoảng 85% .

Nguyên nhân là do khi nhiệt độ giảm xuống, cơ thể con người có phản xạ tăng tiết catecholamine nhằm co các mạch máu ngoại vi để giữ nhiệt làm ấm cơ thể. Khi co mạch sẽ làm tăng trương lực mạch máu dẫn đến huyết áp tăng cao. Điều này khiến cho người bệnh dễ bị chảy máu trong não, gây nên xuất huyết não, đặc biệt ở các bệnh nhân có kèm theo xơ vữa động mạch.

Bác sĩ Cường cho biết, việc chẩn đoán nhanh người bệnh bị đột quỵ não dựa vào quy tắc F.A.S.T:

– Face (Khuôn mặt): Mặt méo mó, cảm giác tê, cứng. Cười lên thì tình trạng méo rõ hơn.

– Arm (Tay, chân): Tê mỏi một bên tay, vụng về trong những thao tác. Chân đi dễ bị vấp té, bước đi khó khăn.

– Speech (Ngôn ngữ/lời nói): Một số người đột quỵ khó nói, nói đơ, môi lưỡi cứng lại, nếu yêu cầu nói một câu đơn giản ngắn gọn thì dễ phát hiện.

– Time (Thời gian): Đột quỵ là bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt “thời gian vàng” cấp cứu trong 3 tiếng đầu sau tai biến mạch máu não.

Để phòng đột quỵ não, các bác sĩ khuyên nên có lối sống lành mạnh như ăn uống đủ dinh dưỡng, không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, tập thể dục vừa sức. Ngoài ra, cần thường xuyên kiểm tra huyết áp, mỡ máu, tim mạch. Với người trẻ nên chụp CT mạch não hoặc cộng hưởng từ để tầm soát dị dạng mạch não vì đột quỵ là nguyên nhân tử vong hoặc tàn phế hàng đầu không phân biệt lứa tuổi, đặc biệt là khi thời tiết thất thường như hiện nay.

Nguồn: https://eva.vn/suc-khoe/dang-an-com-nguoi-dan-ong-lim-dan-roi-hon-me-canh-bao-dau-hieu-dot-quy-nhieu-nguoi-chu-quan-khi-troi-lanh-c131a539967.html

X
/57976558/Ureka_Supply_myeva.vn_InflowMB_1x1_130623