Axit uric lên tới 810, thanh niên 35 tuổi ‘ra đi’ độᴛ ɴɢộᴛ: Chỉ vì uống nhiều nước trái cây
Nhiều người bị axit uric cao lại cứ nghĩ là do dùng quá nhiều các đồ ăn thức uống không lành mạnh như bia, rượu, nước tăng lực, nước ngọt có gas...
Vậy nhưng mới đây mình thấy trên báo chia sẻ trường hợp một thanh niên không qua khỏi do chỉ số axit uric cao tới 810. Nguyên nhân của sự tăng đột biến này không phải từ bia, rượu mà do uống nước trái cây mọi người ạ.
Sau khi biết đến câu chuyện này, nhiều người thắc mắc vì sao nước trái cây vốn là đồ uống lành mạnh, lại có thể khiến axit uric cao đến mức không thể giữ lại được sự sống như vậy? Giờ mình chia sẻ câu chuyện này bên dưới, mọi người sẽ rõ lý do nha.
Nước trái cây tốt cho sức khỏe nhưng không phải dùng thế nào cũng được. Ảnh minh họa/Nguôn: Sina
Uống nước trái cây thay nước lọc mỗi ngày để trị bệnh gout, nam thanh niên 35 tuổi ‘đi’ đột ngột vì axit uric cao tới 810
Nam thanh niên 35 tuổi xấu số (không rõ danh tính) này sống ở Trung Quốc, vốn là người có lối sống lành mạnh. Dù còn trẻ khỏe nhưng anh thường rất quan tâm đến sức khỏe của mình, anh không uống rượu bia vì sợ điều này sẽ không tốt cho bản thân mình.
Không chỉ vậy, anh cũng thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ, và nhờ vậy nên anh mới biết được axit uric cao. Để bệnh tình không tiến triển nặng, bác sĩ cũng dặn phải chú ý đến chế độ ăn uống và hàng ngày cần bổ sung nhiều nước hơn.
Tuy nhiên, vào một ngày khi khi đang làm việc bình thường, đột nhiên thì anh thấy xuất hiện cơn đau dữ dội, đến mức không chịu nổi nên anh gục ngay xuống bàn. Mọi người xung quanh thấy vậy đã vô cùng sợ hãi, vội đưa anh vào bệnh viện c ấp cứu.
Bác sĩ kiểm tra và đo được chỉ số axit uric của anh cao tới mức 810, ai cũng kinh ngạc và không hiểu lý do vì sao.
Nhưng sau khi tìm hiểu, bác sĩ mới biết được nguyên nhân là do anh đã uống nước trái cây hằng ngày thay cho nước lọc để giảm nồng độ axit uric.
Hóa ra chỉ vì là người luôn quan tâm đến sức khỏe bản thân, nên anh luôn nhớ lời dặn của bác sĩ, là ngoài việc cần duy trì lối sống lành mạnh, tránh xa bia rượu, thì anh bổ sung nước bằng cách uống thật nhiều nước trái cây. Vì nghĩ rằng loại nước này vừa tốt cho sức khỏe, lại duy trì đủ lượng nước cần thiết cho bệnh tật của mình.
Khi biết được suy nghĩ này, bác sĩ thở dài: ‘Điều này là hết sức sai lầm’.
Điều đáng buồn hơn nữa là bệnh tình của anh đã phát triển thành suy thận, anh được bác sĩ nỗ lực cứu chữa, nhưng cuối cùng vẫn không qua khỏi.
Qua câu chuyện của chàng trai này, các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo rằng, thông thường hàm lượng purin trong nước trái cây tương đối thấp, nhưng nó lại hoàn toàn không phù hợp với người có axit uric cao. Lý do bởi nó có chứa đường fructose, trực tiếp tạo ra axit uric sau khi chuyển hóa và phân hủy trong cơ thể….
Người bệnh nếu như nạp quá nhiều các thực phẩm, trái cây hay rau củ chứa lượng lớn purin, có thể dẫn đến tăng nồng độ acid uric. Và một khi axit uric trong cơ thể dần tăng cao và thận không thể đào thải ra ngoài một cách bình thường, sẽ khiến nồng độ axit uric tăng lên và được tích trữ ở thận.
Sau đó chúng từ từ lắng đọng thành các tinh thể và tạo ra sỏi, có thể khiến người bệnh đau quặn thận, tiểu ra máu, nhiễm trùng đường tiết niệu và thậm chí gây tắc nghẽn đường tiết niệu.
Và khi axit uric trong cơ thể tiếp tục tăng cao như vậy, hậu quả là sẽ làm rối loạn chức năng của thận, từ đó khiến thận bị tổn thương nghiêm trọng, thậm chí còn có thể dẫn đến bệnh thận, nguy cơ bị suy thận, cuối cùng là nguy cơ bị nhiễm độc niệu nặng.
Do vậy mà khi chọn các loại hoa quả để sử dụng, kể cả ăn trực tiếp hay ép nươc uống, thì người bệnh cần quan tâm đến hàm lượng purine.
Tốt nhất là nên tiêu thụ các loại hoa quả có chứa hàm lượng chất flavonoid cao, bởi nó có thể tăng khả năng làm giảm viêm và hỗ trợ giảm tình trạng đau nhức, đặc biệt là ở những người bị các tổn thương nặng do gout gây ra.
Chàng trai ‘đi’ đột ngột vì uống nước hoa quả thay nước lọc. Ảnh: Aboluowang
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng, người bị gout nên thường xuyên sử dụng những loại hoa quả có chứa lượng lớn chất xơ, điều này để giúp cơ thể tăng khả năng chuyển hóa các protein, từ đó có thể giúp giảm tích tụ nồng độ axit uric trong cơ thể.
Cụ thể là chất xơ có tác dụng giúp cho quá trình chuyển hóa trong cơ thể diễn ra tốt hơn. Ngoài ra, nó còn làm chậm quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng trong cơ thể.
Vậy nên các chuyên gia ở Trung tâm y tế Đại học Maryland cũng đã đưa ra hướng dẫn chế độ ăn cho người Mỹ như sau: Nam giới cần bổ sung 25gr chất xơ mỗi ngày, nữ giới cần bổ sung 38gr.
Ngoài ra, nên ưu tiên sử dụng các loại hoa quả giàu chất chống oxy hóa. Bởi những hoạt chất này có khả năng giúp giảm nhanh những tổn thương do bệnh gout gây ra, và còn giúp ngăn ngừa tình trạng thoái hóa sớm. Khi nồng độ acid uric trong cơ thể tăng cao, nó cũng có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Người mắc bệnh này cũng không nên tiêu thụ các loại hoa quả chứa nhiều chất oxalat như Khế, quả vả, mơ khô, kiwi, cam, quýt, xoài, dâu tây, mận, chanh, việt quất… Bởi vì chất này có thể kết hợp với axit uric trong cơ thể dẫn đến bệnh sỏi thận, làm tăng mức độ nghiêm trọng của những người mắc bệnh gout.
Tóm lại phần lớn các loại trái cây đều tốt cho sức khỏe, tuy nhiên qua câu chuyện báo chí vừa chia sẻ ở trên, thì việc sử dụng nước trái cây thay nước lọc hàng ngày là hoàn toàn sai lầm, còn nguy hại cho sức khỏe .
Nguồn: https://www.webtretho.com/f/an-de-khoe-dep/axit-uric-len-toi-810-thanh-nien-35-tuoi-ra-di-dot-ngot-chi-vi-uong-nhieu-nuoc-trai-cay