Con nổi chấm nhỏ li ti tưởng do trời nóng, mẹ đưa đi khám choáng váng’ vì mắc bệnh ɴɢᴜʏ ʜɪểᴍ

Bà mẹ trẻ đã bất ngờ khi con mắc suy giảm miễn dịch (một loại bệnh truyền nhiễm), phác đồ điều trị kháng virus từ 14 đến 21 ngày.

Thông tin trên Báo Phụ Nữ Việt Nam mới đây, chị Thu Hương (Hà Nội) phát hiện trên tay, bàn chân bé có những chấm xuất huyết bé như đầu kim lấm tấm trên da. Bé không sốt, không quấy khóc, ngủ ngoan như bình thường và mọi người bảo rằng do con nóng quá nên nổi nốt thôi. Tuy nhiên, sau khi đi khám, máu chỉ số tiểu cầu của bé về ngưỡng khá thấp là 26 (mức chuẩn của em bé thông thường là 150 – 450). Lúc này, bà mẹ 3 con quá ngỡ ngàng, không thể tin vào mắt mình.

Con nổi chấm đen tưởng do bị nóng, mẹ đi khám 'choáng váng' vì nhận về kết quả không ngờ - Ảnh 1

Con nổi chấm đen tưởng do bị nóng, mẹ đi khám 'choáng váng' vì nhận về kết quả không ngờ - Ảnh 2

Con nổi chấm đen tưởng do bị nóng, mẹ đi khám 'choáng váng' vì nhận về kết quả không ngờ - Ảnh 3

Đưa con đi xét nghiệm máu sau khi cơ thể bé nổi những nốt li ti, bà mẹ trẻ choáng vì kết quả. Ảnh: Phụ Nữ Việt Nam

Bác sĩ chẩn đoán con chị Hương bị nhiễm CMV suy giảm miễn dịch (một loại bệnh truyền nhiễm), phác đồ điều trị kháng virus từ 14 đến 21 ngày. Sau khi tiêm, con trai chị Hương hồng hào hơn, vết xuất huyết cơ bản hết và mờ dần. Sau 2 ngày xét nghiệm, chỉ số tiểu cầu lên 280 và được về nhà. Tiếp tục theo dõi 2 tháng thì tiểu cầu của con tăng dần dần và giờ con gần 15 tháng bé ổn định với 380.

Đừng chủ quan về căn bệnh này

Theo Medlatec, xuất huyết giảm tiểu cầu là trạng thái xuất huyết do giảm sinh tiểu cầu ở tủy xương hay tiểu cầu bị phá hủy quá nhiều ở máu ngoại vi gây ra những biến chứng khá nặng nề như: chảy máu đường tiêu hóa, tiết niệu, xuất huyết não,… Căn bệnh này khá nguy hiểm, quá trình điều trị cũng cần một khoảng thời gian dài gây ảnh hưởng xấu lên sức khỏe thậm chí là tính mạng chúng ta. Bệnh lý này thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em và người trẻ tuổi, nữ giới.

Tiểu cầu có chức năng tham gia vào quá trình đông cầm máu giúp chúng ta không bị mất máu quá nhiều khi tổn thương và đảm bảo sự nguyên vẹn của mạch máu khi bình thường.

Con nổi chấm đen tưởng do bị nóng, mẹ đi khám 'choáng váng' vì nhận về kết quả không ngờ - Ảnh 4

Chỉ số tiểu cầu của em bé bị giảm mạnh sau khi người xuất hiện những vết li ti. Ảnh: Phụ Nữ Việt Nam

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn cho rằng: Bằng cách trực tiếp tiêu diệt vi khuẩn hay hỗ trợ các tế bào bạch cầu tăng hiệu quả bảo vệ cơ thể của các tế bào bạch cầu, chúng còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân bên ngoài như vi sinh vật.

Số lượng các tế bào tiểu cầu đo được thông qua thiết bị xét nghiệm huyết học trong cơ thể chúng ta sẽ nằm trong khoảng từ 150.000/mcL đến 400.000/mcL.

Khi số lượng tiểu cầu quá thấp, cơ thể người bệnh sẽ có thể bị xuất huyết tự nhiên hoặc xuất huyết khi va chạm rất nhẹ. Từ đó, gây nên nhiều biến chứng khá nặng nề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bạn như: Chảy máu đường tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục, thậm chí có thể gây ra xuất huyết não – màng não ảnh hưởng tới tính mạng. Vì thế, khi phát bệnh bạn phải thật cẩn thận trong sinh hoạt, không nên chạy nhảy và hoạt động nặng, hạn chế đánh răng hoặc xỉa răng, không nên ăn những vật cứng như mía, xương.

Dấu hiệu của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu

Xuất huyết giảm tiểu cầu là căn bệnh khá phức tạp, chúng có thể không biểu hiện một triệu chứng nhất định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau chúng ta có thể nhận biết dấu hiệu của bệnh như sau:

– Chảy máu kéo dài ở vết thương bị cắt da

– Người bệnh rất dễ bị chảy máu mũi, răng lợi thường xuyên

– Xuất hiện máu trong nước tiểu hoặc phân

– Cơ thể luôn ở trong trạng thái mệt mỏi

– Ở phụ nữ, thời kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài hơn

– Rất dễ bị bầm tím hoặc ban xuất huyết

– Xuất hiện các nốt xuất huyết có kích thước nhỏ màu tím hoặc đỏ, thường sẽ xuất hiện ở cẳng chân.

Con nổi chấm đen tưởng do bị nóng, mẹ đi khám 'choáng váng' vì nhận về kết quả không ngờ - Ảnh 5

Cẩn trọng khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu lạ. Ảnh: Internet

Khi phát hiện những triệu chứng xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc như chảy máu cam, chảy máu nướu răng, giác mạc thì nên đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế để kiểm tra số lượng tiểu cầu, tránh trường hợp xuất huyết do giảm tiểu cầu và tìm ra nguyên nhân, cách điều trị dứt điểm nhằm không xảy ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Cần chú ý, nếu không điều trị đúng cách sẽ gây nên những nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe bạn. Vì vậy, nếu có biểu hiện của bệnh lý này hãy đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế tốt nhất để bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân và có liệu trình điều trị phù hợp.

Nguồn: https://www.phunuvagiadinh.vn/suc-khoe-5/con-noi-cham-en-tuong-do-bi-nong-me-i-kham-choang-vang-vi-nhan-ve-ket-qua-khong-ngo-587228

X
/57976558/Ureka_Supply_myeva.vn_InflowMB_1x1_130623