Nước đỗ đen dù tốt cũng không được thay nước lọc, kéo dài sẽ gây thiếu máu, loãng xương

Cứ hè tới, trời nóng nực là em lại nấu nước đỗ đen cho cả nhà uống giải khát, giải nhiệt. Ban đầu thì một tuần chỉ uống vài lần thôi nhưng sau em thấy công dụng của đỗ đen tốt quá nên gần đây em quyết định uống nước đỗ đen thay nước lọc luôn.

Thế nhưng chỉ mới uống được 3 ngày, em đã bị tiêu chảy nặng, cả ngày ôm nhà vệ sinh không rời nổi, người mất nước, mệt mỏi rã rời. Cuối cùng, em phải vào bệnh viện gần nhà để khám và lấy thuốc bác sĩ kê về uống mới đỡ. Giờ thì em “hãi tới già” luôn, chắc không dám ăn uống kiểu đấy nữa đâu.

Về sau, em tìm hiểu thì thấy các bác sĩ cũng đã giải thích nhiều về việc có nên uống nước đỗ đen thay nước lọc không rồi. Có trách thì chỉ trách mình thiếu hiểu biết, không chịu xác thực thông tin trước khi làm thôi. Các chị ai còn chưa biết thì xem ngay nhé, đừng để mắc sai lầm như em mà hại sức khỏe của bản thân và cả gia đình.

Nước đậu đen rang: công dụng & cách làm, lợi ích sức khỏe và làm đẹp

Hạn chế hấp thu vi chất trong cơ thể

TheoTS.BS Phan Bích Nga (Giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, nước đỗ đen là một loại thức uống dinh dưỡng, bổ ích cho sức khỏe nhưng không thể dùng để thay thế nước lọc được.

Nguyên nhân là do đỗ đen thuộc nhóm thực phẩm có nhiều phytat và chất này lại có thể gây cản trở việc hấp thụ các khoáng chất như sát, kẽm, đồng… vào cơ thể. Trong khi đó, nếu cơ thể thiếu đi khoáng chất thì sẽ dễ bị thiếu máu, loãng xương. Hơn nữa, phytat có thể gây ức chế enzyme tiêu hóa, nếu uống nhiều, uống liên tục trong thời gian dài sẽ gây đau bụng, tiêu chảy, mất nước…

Những đối tượng không nên uống nhiều nước đỗ đen

1. Trẻ nhỏ

Bác sĩ còn cho biết thêm, dùng đỗ đen uống thay nước gây ảnh hưởng khả năng hấp thụ của cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ. Khi cơ thể trẻ không hấp thụ được dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm khác thì chúng sẽ dễ bị thấp còi, suy dinh dưỡng.

Trẻ nhỏ thường xuyên đái dầm do bàng quang hàn mà uống nước đỗ đen sẽ đi tiểu, đái dầm nhiều hơn.

2. Người tiêu hóa kém

Theo Lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình) cho biết, đỗ đen trong Đông y có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ thận âm, bổ gan, thanh nhiệt giải độc lợi tiểu, chữa các bệnh sốt nóng, đau lưng, mụn nhọt… rất tốt.

Uống nước đậu đen rất tốt nhưng nếu làm thêm 1 bước “đặc biệt” này khi

Thế nhưng, những người bị tiêu hóa kém, thường xuyên bị tiêu chảy, bị viêm đại tràng, tỳ hư, đi ngoài phân lỏng thì không nên uống nhiều đỗ đen vì sẽ khiến bệnh nặng thêm, trở thành mãn tính khó chữa trị dứt điểm.

3. Phụ nữ đang mang thai

Nước đỗ đen rất tốt cho bà bầu tuy nhiên chỉ nên uốngtừ 500ml mỗi ngày. Bà bầu không nên uống đỗ đen thay nước lọc vì dễ tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa, dẫn tới rối loạn hormone, suy giảm chức năng não bộ.

Hơn nữa, đậu đen còn chứa ít natri nhưng giàu kali, canxi, magie – những vi chất có thể làm hạ huyết áp vì vậy bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ nên hạn chế uống loại nước này.

Cách uống nước đỗ đen hợp lý

Để giúp cơ thể hấp thụ lượng dinh dưỡng tốt đẹp từ đỗ đen mà không gây hại cho sức khỏe thì các bác sĩ khuyên mọi người nên uống như sau:

– Với người lớn khỏe mạnh, không nằm trong các đối tượng kể trên thì mỗi ngày uống 1 cốc từ 500ml – 1000ml.

– Với người mắc bệnh lý tiêu hóa chỉ nên uống 1 – 2 cốc/tuần

– Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi không nên uống nước đỗ đen, trẻ trên 1 tuổi uống khoảng cốc/tuần.

Theo Giadinhmoi

X
/57976558/Ureka_Supply_myeva.vn_InflowMB_1x1_130623