Bác sĩ nhi khoa gợi ý nguyên tắc ‘4 ấm, 1 lạnh’ giúp trẻ em không bị nhiễm bệnh mùa đông, phòng và trị bệnh hiệu quả

Thời tiết thay đổi là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh vì con trẻ dễ phát sinh bệnh tình vào thời điểm này. Nguyên tắc ‘4 ấm, 1 lạnh’ mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Các căn bệnh dễ phát sinh mùa lạnh

Rất nhiều căn bệnh từ nặng đến nhẹ được các chuyên gia nhắc nhở giúp chúng ta hiểu và chăm sóc con tốt hơn.

Hen suyễn ở trẻ

Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản, là một bệnh thường gặp ở trẻ em, chiếm hơn 20% các bệnh về phổi ở trẻ nhỏ, đứng hàng thứ ba sau bệnh viêm phế quản và viêm phổi.

Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng, nhưng các nghiên cứu cho thấy bệnh thường xảy ra ở những trẻ có cơ địa dị ứng như: Dị ứng theo mùa, dị ứng với cây cỏ, phấn hoa, nấm mốc… nên dễ bị kích thích. Chính vì vậy, khi thời tiết thay đổi, mưa nắng thất thường, đang ấm chuyển lạnh đột ngột, sau gió mùa đông bắc thường có những đợt gió nồm, mưa phùn ẩm ướt, không khí bão hòa hơi nước, tạo điều kiện thuận lợi cho cơn hen xuất hiện.

Các triệu chứng hen suyễn ở trẻ và cách điều trị | Medlatec

Căn bệnh mùa đông. Ảnh: Internet

Cảm lạnh ở trẻ

Khi thời tiết trở lạnh vào xuân là thời điểm trẻ dễ bị cảm lạnh do virus ở mũi và họng (đường hô hấp trên). Nhiều loại virus có thể gây ra cảm lạnh, theo nghiên cứu có trên 100 chủng khác nhau, Rhinovirus là loại thường gây ra cảm lạnh nhất. Một số loại virus khác gây bệnh như: Enterovirus (Echovirus và Coxsackievirus), Coronavirus… Vì có rất nhiều loại virus gây cảm lạnh thông thường nên chúng ta có thể bị nhiều lần trong năm.

Theo thống kê, trẻ em dưới 6 tuổi trung bình bị từ 6 – 8 đợt cảm lạnh trong năm (có thể 1lần/tháng), với triệu chứng kéo dài trung bình 14 ngày. Những trẻ đi nhà trẻ dường như bị cảm lạnh nhiều hơn trẻ được chăm sóc tại nhà.

RSV: Virus hô hấp hợp bào

Là một căn nguyên gây virus nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến, nhất là ở trẻ dưới 2 tuổi, có thể gây ra viêm phổi, viêm tiểu phế quản. Nó có thể gây ra các triệu chứng nặng và nguy hiểm ở trẻ sơ sinh.

Các triệu chứng liên quan tới nhiễm RSV như: Ho, Sổ mũi, sốt, tắc nghẽn đường hô hấp trên như ngạt mũi, thở khò khè, thở nhanh, trẻ sơ sinh: Có thể gây ngừng thở, Các triệu chứng của RSV thường bắt đầu sau 1-2 ngày đầu tiên và nặng lên vào khoảng ngày 3 đến ngày 7. RSV có thể kéo dài tới 2 tuần, và một số trẻ có các triệu chứng có thể lên tới 3 tuần.

Virus hợp bào hô hấp RSV

Trẻ dễ mắc virus. Ảnh: Internet

Với trẻ đã có tiền sử mắc bệnh hen suyễn, khi cận Tết cũng là lúc giao mùa đông – xuân, trẻ rất dễ bị tái phát và bệnh sẽ càng trở nên nghiêm trọng. Khi dọn nhà, bụi phát tán cũng làm tăng nguy cơ tiếp xúc với khói bụi ở trẻ, khiến căn bệnh này thêm trầm trọng.

Viêm họng do vi khuẩn ( Strep throat)

Là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, dễ lây lan, hay gặp vào mùa thu, mùa đông và đầu mùa xuân, đặc biệt ở trẻ nhóm từ 5 đến 15 tuổi.

Các triệu chứng bao gồm: Đau họng, Khó nuốt, Sốt, Đau bụng, Đau đầu, Ho và chảy mũi thường không gặp trong viêm họng. Đôi khi có thể phát ban đỏ ở trẻ viêm họng do liên cầu khuẩn.

Viêm họng do vi khuẩn có thể điều trị dễ dàng và nhanh chóng bằng thuốc kháng sinh. Có những biến chứng tiềm ẩn của Strep throat như áp xe vùng hầu- họng, hay sốt thấp khớp. Nếu bạn nghi ngờ trẻ bị viêm họng do vi khuẩn, thì điều trị rất quan trọng.

Nguyên tắc ‘4 ấm 1 lạnh’ bảo vệ con

Theo VietNamNet, có một nguyên tắc giúp mẹ nhận biết điều này đó là “4 ấm, 1 lạnh”. Khi mặc quần áo cho con, mẹ chú ý đảm bảo 4 điểm trên cơ thể con luôn cần giữ ấm, đó là: bàn tay, bàn chân, ngực và lưng. Phần đầu đảm bảo thoáng mát.

“4 ấm” bao gồm:

1. Bàn tay ấm: Giữ bàn tay con ấm, không bị lạnh, không đổ mồ hôi.

2. Lưng ấm: Cũng như bàn tay, lưng trẻ cần được giữ ấm vừa phải vì nếu đổ mồ hơi ở lưng và không được lau kịp thời, mồ hôi sẽ thấm ngược vào trong cơ thể trẻ, dẫn đến nhiễm lạnh. Nếu bố mẹ thấy cổ và lưng của trẻ lạnh, điều đó có nghĩa con cần được mặc thêm quần áo.

3. Bụng ấm: Bụng được giữ ấm sẽ giúp bảo vệ dạ dày của trẻ. Nếu bụng lạnh, dạ dày lạnh sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của con.

Bí kíp giữ ấm cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn vào mùa lạnh - Cẩm nang Bibomart

Bảo vệ sức khỏe mùa đông. Ảnh: Internet

4. Bàn chân ấm: Bàn chân là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất trong cơ thể bé bởi vì dưới bàn chân có rất nhiều mạch và huyệt. Nếu bàn chân không được giữ ấm, trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh về đường hô hấp.

Vì vậy người chăm sóc trẻ cần lưu ý giữ ấm đôi bàn chân của trẻ trong những ngày rét kỉ lục này, đi tất cho bé dù ở trong nhà, đi thêm giày khi ra ngoài.

“1 lạnh” bao gồm

Không vì trời lạnh mà bố mẹ trùm kín đầu trẻ suốt cả ngày. Theo các chuyên gia, khi ở trong nhà, để đầu trẻ thông thoáng, thoải mái, không cần đội mũ. Chỉ khi đi ra ngoài, trẻ mới cần đội mũ để giữ ấm.

Cách tốt nhất là mặc đồ theo lớp để dễ dàng điều chỉnh quần áo phù hợp với nhiệt độ cơ thể trẻ. Đảm bảo không mặc quá 4 lớp áo, nếu không trẻ sẽ cảm thấy khó cử động và bí bách, thậm chí ra mồ hôi.

Để giúp cơ thể không bị lạnh, các bạn nên mặc nhiều lớp quần áo, ở giữa các lớp áo sẽ là lớp khí, giúp cách nhiệt và giữ nhiệt độ tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, các lớp quần áo ma sát với nhau sẽ sinh ra nhiệt, giúp cơ thể cảm thấy ấm hơn.

Các món ăn bảo vệ sức khỏe mùa đông

Nhìn chung, để giúp cơ thể ấm áp và khỏe mạnh vào mùa đông, mọi người nên ăn mặc đủ ấm, tăng cường vận động, bổ sung đủ chất cho cơ thể. Theo Báo Phụ Nữ Việt Nam, để phòng tránh các bệnh mùa đông, việc tăng cường sức đề kháng từ dinh dưỡng là không thể thiếu. Dưới đây là một số món ăn có lợi cho sức khỏe:

Đậu đen

Đậu đen có chứa nhiều protein và chất xơ nên giúp bạn no lâu. Hơn nữa, đậu đen chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như magie, sắt, phốt pho, vitamin B6, folate,… Ăn đậu đen thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, quản lý lượng đường trong máu,…

Các bữa ăn giàu chất đạm sẽ sinh nhiệt tốt hơn so với các bữa ăn giàu chất béo, nên ăn những thực phẩm giàu đạm sẽ giúp cơ thể bạn ấm áp hơn.

Bí Quyết Nấu Đậu Đen Mềm Ngọt Và Không Bị Nát Các Mẹ Nên Học Hỏi | Cooky.vn

Đậu đen tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet

Mọi người có thể nấu chè đỗ đen và ăn khi còn ấm nóng để giúp cơ thể dễ chịu hơn.

Bí đỏ

Bí đỏ là món ăn có thể được nấu thành cháo, canh, súp,… giúp làm ấm cơ thể vào mùa đông.

Bí ngô còn là một loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng, có nhiều chất dinh dưỡng như giàu vitamin và khoáng chất và tương đối ít calo.

Thêm nữa, vitamin A có trong bí ngô ở dạng tiền chất vitamin A beta carotene và alpha carotene. Cơ thể bạn có thể biến những chất chống oxy hóa mạnh mẽ này thành vitamin A sau khi bạn tiêu thụ chúng. Vitamin này rất tốt cho mắt và sức khỏe tổng thể.

Yến mạch

Yến mạch là một loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt, thường được dùng vào bữa sáng. Yến mạch là nguồn cung cấp carbs, chất xơ dồi dào, protein, vitamin, khoáng chất, hợp chất thực vật chống oxy hóa quan trọng và cân bằng tốt của các axit amin thiết yếu.

Vì vậy, ăn yến mạch thường xuyên bổ sung dồi dào nguồn dinh dưỡng cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe.

Ngoài ra, mỗi sáng vào thời tiết lạnh, bạn nên pha một cốc bột yến mạch ấm để thưởng thức. Như vậy sẽ giúp cơ thể cảm thấy thoải mái và đỡ lạnh hơn.

Các loại thảo mộc và gia vị

Một số gia vị hoặc thảo mộc thường được sử dụng trong mùa đông có tác dụng làm tăng nhiệt độ cơ thể như hạt tiêu, gừng, tỏi, húng quế, gừng,…

Trong các loại gia vị và thảo mộc này, gừng và tỏi còn có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, kháng virus nên rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa một số bệnh hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm,…

Nguồn: https://www.phunuvagiadinh.vn/suc-khoe-5/bac-si-nhi-khoa-goi-y-nguyen-tac-4-am-1-lanh-giup-tre-em-khong-bi-nhiem-benh-mua-dong-phong-va-tri-benh-hieu-qua-531547

X
/57976558/Ureka_Supply_myeva.vn_InflowMB_1x1_130623