BS khẳng định: Miếng dán hạ sốt chỉ để trang trí, không có tác dụng
Hôm qua em với chị dâu lại có chuyện. Khổ ghê các mẹ ạ!
Cháu trai em sốt, cha em cũng sốt ruột nên bảo chị đưa cháu đi khám. Còn chị thì theo thuyết thuận tự nhiên, “có thù” với bác sĩ vì kiểu gì đi khám cũng phải uống thuốc, rồi sợ con kháng kháng sinh. Thành ra, dù xót con bệnh thế nào cũng cương quyết từ chối đi bác sĩ. Rồi cũng lại như mọi khi, chị lại ra nhà thuốc mua miếng dán hạ sốt về dán lên trán thằng bé. Em thấy vậy mới trót lỡ miệng “Cái miếng dán đó có tác dụng gì đâu mà chị dán”. Thế là chị ấy quay ra quạu cọ “Con chị chị tự biết lo. Không có tác dụng thì họ làm ra làm gì”.
Biết chị ấy nói ngang, em cũng bực nhưng thấy cha ngồi đó nên em không cự lại, đi lên lầu im luôn cho khỏe.
Các mẹ thấy em nói có sai không. Rõ ràng miếng dán hạ sốt không có tác dụng gì mà các mẹ cứ dùng nó như bùa chú hạ sốt vậy đó.
Chính bác sĩ Phí Văn Công, khoa Hồi sức cấp cứu Nhi, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn cũng khẳng định miếng dán hạ sốt chỉ là giải trí. Theo các bài báo em đọc thì bác sĩ Phí Văn Công bảo rằng miếng dán hạ sốt chỉ có tính… giải trí vì “lũ trẻ được dán cái này lên thấy cũng cười khành khạch”. Còn tác dụng thật sự thì không như các mẹ nghĩ.
Miếng dán hạ sốt có cơ chế hoạt động hệt như cách chúng ta chườm mát, tức cơ chế truyền nhiệt, truyền nhiệt độ cao sang nơi có nhiệt độ thấp. Mà vị trí truyền nhiệt thật sự có tác dụng chính là những nơi có mạch máu lớn như hai bên nách, bẹn và hai bên cổ. Trong khi đó, các mẹ lại chỉ thích dán miếng dán hạ sốt ở trán vì sợ sốt cao, nóng quá ảnh hưởng thần kinh của trẻ.
Bác sĩ Công còn chia sẻ thêm: “Ở trán toàn mạch máu bé, dán vào thì mát được tí cái trán, còn người thì vẫn nóng ầm ầm. Tôi bảo hạ được sốt là vì bố mẹ đo nhiệt độ ở trán – là cái chỗ được dán miếng “lạnh” vào, hoặc đến lúc cơ thể tự điều chỉnh bằng các hình thức thải nhiệt khác nên tự giảm sốt. Hạ sốt không phải do miếng dán ấy đâu”.
Về lý thuyết miếng dán hạ sốt dựa vào sự hóa hơi của hydrogel để loại bỏ nhiệt. Trên thị trường có rất nhiều loại miếng dán hạ sốt khác nhau. Như bác sĩ Công nói, cơ chế hoạt động của nó là truyền nhiệt, truyền nhiệt qua chỗ có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể. Một số loại dán hạ sốt cũng thêm các thành phần như bạc hà và borneol, có tác dụng “làm mát da”, tương tự như một loại dầu làm mát.
Về bản chất, nó là một phương pháp làm mát vật lý như cách các bà mẹ thường chườm khăn cho con mỗi khi con sốt. Ngoài miếng dán hạ sốt, các mẹ cũng thường làm mát cơ thể con mỗi khi sốt bằng cách cho tắm trong chậu nước nóng hoặc chườm bằng túi nước.
Thực tế, trẻ con rất hay sốt. Sốt là phản ứng tự vệ của cơ thể dưới sự kích thích của vi khuẩn và virus, và đó là sự kích thích làm kích hoạt hệ thống miễn dịch. Làm mát cơ thể về cơ bản không phải là cách “điều trị” sốt, nó chỉ có thể tạm thời giảm nhiệt độ cơ thể. Thậm chí nếu làm không đúng cách còn có thể gây hại cho bé, nhất là với các phương pháp hạ sốt dân gian.
Riêng về phương pháp làm mát cơ thể, bác sĩ Song Hongmei, trưởng khoa Nhi của Bệnh viện Đại học Y khoa Bắc Kinh đã đề cập trong bài báo cáo khoa học phổ biến về bệnh sốt ở trẻ em như sau: Da trẻ em rất mỏng và mềm, mao mạch dưới da tương đối phong phú và diện tích bề mặt cơ thể tương đối lớn. Việc sử dụng túi nước đá để làm mát cổ, nách, háng và các vị trí có mạch máu lớn khác thực sự có thể làm hạ nhiệt được một chút. Tuy nhiên, cơ thể của một đứa trẻ đang sốt cao vốn rất nóng.
Nếu đột nhiên tiếp xúc với một miếng chườm lạnh, nó có thể gây ra cảm giác ớn lạnh. Lúc này, sức nóng do co rút cơ bắp không thấp hơn sức nóng của miếng chườm lạnh và nó sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Ngoài ra, bác sĩ Wang Tiancheng cũng đề cập cả nguy cơ dị ứng với miếng dán hạ sốt vì một số trẻ, trên thực tế đã từng bị. Cụ thể, một số trẻ bị đỏ và ngứa sau khi dán miếng dán hạ sốt, và các triệu chứng dị ứng khác cũng xuất hiện.
Bác sĩ Wang Tiancheng hướng dẫn thêm: “Khi trẻ bị sốt, cha mẹ nên cho trẻ mặc ít đồ hơn, tăng cường đối lưu không khí, uống nước ấm hoặc nước muối ấm để giúp trẻ ra mồ hôi và cho trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt”.
Về bản chất, sốt không phải là bệnh mà là triệu chứng của bệnh, nó thể là một phản ứng cho thấy cơ thể đang bị virus hoặc vi khuẩn nào đó tấn công, chẳng hạn virus gây viên não, khối u hoặc các bệnh lý khác. Miễn là trẻ không sốt quá 40 độ C thì sẽ không nên hốt hoảng.
Ngoài ra, nhiệt độ cơ thể của con người đạt đến trạng thái cân bằng nhờ lưu lượng máu nên việc dán miếng dán hạ sốt thật sự không có tác dụng nếu dán trên trán của trẻ. Bên cạnh đó diện tích tiếp xúc quá nhỏ ở phần trán với các mao mạch rất mỏng thì lượng nhiệt độ được truyền đi là rất nhỏ, lại gây khó chịu cho trẻ”.
Theo các bác sĩ, cách tốt nhất cho trẻ là uống thuốc hạ sốt kịp thời khi nhiệt độ cơ thể chưa vượt quá 39 độ C. Khi uống phải nhiều nước để cơ thể lọc mồ hôi. Uống thuốc phải đúng liều theo lứa tuổi và uống khi trẻ sốt. Luôn nhớ sốt cao là trường hợp rất khẩn cấp, không nhất thiết phải nặng mới cho con đi bác sĩ.