Dâu con trách mẹ chồng cháu giơ tay đòi bế mà bà quay lưng liền bị vạ: Tự đi mà chăm ở đó bới móc

Đừng bao giờ coi thường sự đóng góp của người khác, ít phàn nàn hơn và biết ơn nhiều hơn, cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn biết bao nhiêu.

Có những người trẻ mặc định rằng, sau khi họ kết hôn và sinh con thì ông bà 2 bên phải có nghĩa vụ chăm cháu giúp con, liệu điều này có đúng?

Kể các mẹ nghe chuyện cô bạn của em, chẳng là gần đây bạn em đang bầu tháng cuối có hỏi người giữ trẻ trước đây của em có đang rảnh rang hay không. Hồi em sinh bạn em tới nhìn thấy cô giúp việc chăm em bé nên thích lắm, cô hơ lá trầu tắm bé rất gọn, đồ em bé thì nhất định giặt tay và không vắt. Nhưng cũng đã lâu rồi và cô cũng về quê vì con cháu réo quá. Em mới hỏi cô bạn em là có việc gì, chẳng phải sinh xong mày nói là có mẹ mày chăm con hay sao. Lúc này bạn em mới xổ một tràng, nói rằng trần đời mới thấy một người mẹ như mẹ của nó. Té ra là bà buôn bán ngoài chợ, 4 giờ sáng là phải ra chợ lấy hàng, bán xong phiên chợ sáng thì đi khiêu vũ với nhóm tập dưỡng sinh của bà, chiều tối về nghỉ sớm để sáng mai đi bán. Vì thế bà nói với cô bạn em là chỉ chăm tháng đầu ở cữ thôi, vì bà còn có việc của bà. Cô bạn em nói thế này:

“Mẹ tao nói ngày xưa bà ngoại chúng mày có trông con giúp tao đâu, tao vừa đi bán vừa trông 2 chị em chúng mày. Đẻ được 10 ngày đã phải dậy cơm nước, nhà cửa. Bà tuyên bố chỉ giúp tao một tháng thôi. Mày xem có mẹ nào như vậy không? Người ta nói cha mẹ thương con biển Hồ lai láng. Tao thấy chỉ có mẹ tao là không thương con thôi”

Nghe vậy em đành an ủi nói cô bạn em đừng suy nghĩ để ảnh hưởng em bé, gần nhà em có cô giúp việc cũng giữ em bé, nhưng em bé chuẩn bị đi trẻ rồi, để em hỏi cô ấy thử xem sao. Mà chuyện có con của cô bạn em cũng khá phức tạp, vì cô ấy đang làm mẹ đơn thân, và đó cũng là chọn lựa của cô ấy. Bố em bé nghe đâu cũng 1 đời vợ, con cái cũng lớn đi làm hết rồi nên cũng chẳng muốn có con nữa. Vì vậy cô bạn em quyết định chia tay rồi sinh con một mình. Cứ ngỡ sẽ được gia đình hỗ trợ nhưng không ngờ lại chịu ấm ức. Thực ra em thấy bác gái cũng nói không sai đâu các mẹ ạ. Từ khi nào ông bà phải có nghĩa vụ trông cháu giúp con. Mà em không dám nói thẳng ra sợ bạn em buồn rồi suy nghĩ lung tung. Ngày nay, nhiều người trẻ sau khi có con nhỏ không có thời gian chăm sóc chúng vì họ phải đi làm, vì vậy nếu ông bà ở gần và chịu giúp thì không còn gì bằng. Nhưng ở đây em nói ở khía cạnh là ông bà đồng ý thôi nhé các mẹ. Và những chuyện nhờ vả ông bà trông con thì nhất định phải hỏi qua trước. Chứ ông bà tuổi này là chỉ có nghỉ ngơi, an hưởng tuổi già thôi. Thật ra không chỉ cô bạn em mà rất rất nhiều bậc cha mẹ khác luôn cho rằng ông bà phải có nghĩa vụ trông cháu. Bởi vì ông bà không giữ cháu thì … ai giữ đây?

hình ảnh

Ảnh Baijihao

Thời may em cũng xem một đoạn chia sẻ trên mạng về chuyện ông bà có nghĩa vụ trông cháu hay không, chia sẻ để các mẹ thấy em nghĩ vậy là đúng không nhé. Chuyện là gần đây có một bà mẹ trẻ đã đăng tải đoạn clip mẹ chồng ở nhà trông cháu mà cháu đòi bế, bà không chịu bế. Cô con dâu phàn nàn rằng bà trông cháu mà … không có tâm, không siêng năng.

Được biết, cô con dâu và chồng mới cưới nhau chưa lâu và vừa sinh em bé cách đây nửa năm. Sinh con được vài tháng, con dâu đã xin đi làm ngay vì sợ mất việc. Nhưng em bé lúc này quá nhỏ, mẹ vắng nhà, vậy ai sẽ chăm sóc bé? Sau khi bàn bạc với chồng, cô con dâu quyết định nhờ mẹ chồng đã nghỉ hưu trông con giúp.

hình ảnh

Ảnh Baijihao

Vì vậy, việc dọn dẹp, giặt giũ quần áo, thay bỉm, cho con bú, ru ngủ, cho ợ hơi,… đã trở thành công việc thường ngày của mẹ chồng. Đồng thời, mẹ chồng phải giúp con trai và con dâu nấu ăn, giặt giũ phơi đồ khi cả nhà đã chìm vào giấc ngủ. Còn con dâu, ngoài việc hàng ngày đi làm, về đến nhà chỉ cần dỗ dành, vui đùa với con, thậm chí cơm nước cũng không cần phải lo vì đã có mẹ chồng. Đến tối thì em bé cũng ngủ với bà vì đã quen hơi bà. Chính vì sức khỏe đã yếu nên bà dần dần không thể đáp ứng được những công việc này. Nhưng vì thương con thương cháu nên bà vẫn quyết ở lại, không ca thán một câu.

Một hôm con dâu đang ở công ty, rỗi việc nên bật màn hình trong phòng ngủ của bé lên xem bé làm gì. Hóa ra mẹ chồng và đứa trẻ đang nằm trên giường. Đứa trẻ đang khóc và mở rộng vòng tay, như muốn bà bế lấy nó. Nhưng mẹ chồng dường như không khỏe, chỉ sốt ruột lẩm bẩm vài câu với đứa nhỏ. Con dâu đột nhiên cảm thấy phản ứng của mẹ chồng quá hờ hững, khi đứa nhỏ cần an ủi thì lại thờ ơ phớt lờ.

hình ảnh

Ảnh Baijihao

Không hài lòng, cô con dâu kể lại với chồng, nói rằng cháu chỉ muốn một cái ôm vỗ về nhưng bà không chịu đáp ứng, trên đời này chẳng có bà nội nào như thế cả. Nhưng chồng vặn lại rằng vợ suy nghĩ quá nhiều, bà đã giúp chăm con là tốt lắm rồi. Vẫn còn ấm ức nên cô con dâu đã chia sẻ lên mạng, hỏi mọi người xem mình đã sai chỗ nào. Cô nói:

“Con tôi chỉ mới 6 tháng thôi mà, em bé lúc này rất cần sự vỗ về ôm ấp để có cảm giác an toàn. Tôi thấy bà nội ở nhà với cháu có phải làm gì mệt mỏi đâu, thế mà cháu đưa tay đòi bế bà cũng không cần. Chẳng có bà nội nào như thế cả. Nhìn con đưa tay ê a mà tôi rớt nước mắt.”

Cứ ngỡ cô con dâu sẽ nhận được sự đồng tình của các bà mẹ khác, những người cho rằng ông bà phải vắt kiệt sức để trông cháu cho con. Nhưng không ngờ cô lại bị phản ứng dữ dội, phần đông đều cho rằng người già vừa chăm cháu vừa làm việc nhà đã rất mệt mỏi, nếu không thể học cách biết ơn thì xin đừng vắt kiệt sức của họ.

Cư dân mạng bình luận:

“Việc gặp phải tình huống như thế này với con cái là điều khó tránh khỏi. Nếu tôi là mẹ chồng, tôi sẽ rất buồn khi con dâu nói vậy.”

“Có lẽ chị phải ở nhà như bà một vài ngày thì chị mới biết chăm sóc trẻ nhỏ mệt mỏi như thế nào, thêm chí không thể ngủ ngon vì đau lưng.”

“Mẹ chồng đã già, thương con thương cháu nên mới giúp bạn, chứ tuổi này an nhàn thảnh thơi không muốn, lại muốn rước việc vào người sao? Bạn không một lời cảm ơn, lại còn bắt lỗi. Tôi thực sự thấy buồn cho mẹ chồng của bạn.”

“Bản thân mình chăm con đôi lúc cũng mệt huống hồ gì người lớn tuổi. Chăm được mẹ chồng ngày nào chưa mà đòi hỏi, đẻ được thì tự đi mà chăm. Có một sự vô tâm và bất hiếu khi “tranh thủ ông bà còn khỏe trông cháu dùm hoặc đẻ thêm”.”

“Đã nhờ chăm con cho lại quay ra trách móc, có loại con dâu này đúng là vô phúc .”

Bật camera xem mẹ chồng chăm cháu ở nhà thế nào, tôi tức giận kể với chồng  chẳng có bà nội nào như thế"

Ảnh Baijihao

“Chả cứ là con dâu ngay con gái đẻ ra còn trách bố mẹ vì chuyện chăm cháu, thứ người sống vô ơn thì kể cả là ruột thịt vẫn cứ vô ơn.”

“Mình cả ngày trông con mình còn stress, nữa là bà, mãi mới thoát cảnh con mọn giờ già rồi còn bắt trông. Trông 1 lúc 1 lát hoặc dăm bữa nửa tháng thôi chứ ngày nào cũng thế thì không trách được bà.”

“Ông bà nội ngoại, anh chị em… đều không có nghĩa vụ phải trông cháu. Con mình đẻ ra thì 2 vợ chồng phải tự thu xếp công việc mà chăm con.”

“Ông bà giúp được lúc nào là mừng lúc đấy. Ốm đau cơ nhỡ có ông bà phụ cho là tốt lắm rồi. Đây còn trách móc thì đúng là không biết điều.”

“Con ai thì người đó trông. Chẳng qua mẹ thương con dâu sợ bị mất việc, thương cháu không ai chăm thì bà giữ hộ thôi. Bà cũng muốn tự tay chăm cháu mình. Chứ ở đâu có cái chuyện chăm cháu là nghĩa vụ của ông hay bà?.”

“Nó cứ khóc là phải bế lên à ? Giỏi về mà bế. Đẻ ra đã không phải chăm có bà đỡ cho rồi còn lắm nhọt ngồi soi cam.”

Từ khi nào mà chuyện có con thì ông bà phải giúp chăm cháu lại trở thành chuyện thường tình thế này? Một số người trẻ thực sự bận rộn với công việc và không thể không đi làm, nhưng cũng có người chỉ ném con cho ông bà hai bên vì thấy phiền phức. Thật ra, không cần biết lý do là gì, chỉ cần cha mẹ khỏe mạnh và sẵn sàng giúp đỡ chăm sóc cháu của họ là được. Dù sao thì ông b2 cũng rất yêu cháu, rất thích chăm sóc cháu. Nhưng là con cái thì cũng cần có lòng biết ơn. Rốt cuộc, con là con của mình, con ai thì người đó nuôi. Ông bà giúp đỡ là vì tình cảm chứ không phải trách nhiệm. Ngoài ra ông bà cũng đã lớn tuổi, thân thể không được như thanh niên, không thể toàn vẹn. Con cái nên biết ơn nhiều hơn đối với sự cống hiến của cha mẹ, thay vì chọn cách ngồi soi lỗi. Có thể cô con dâu kia mới chỉ nhìn thấy sự thiếu kiên nhẫn của mẹ chồng với con một lần, nhưng cô ta không thấy bà ngày đêm vất vả, thức dậy đêm hôm cho cháu ăn sữa, ru bé ngủ.

Đừng bao giờ coi thường sự đóng góp của người khác, ít phàn nàn và biết ơn nhiều hơn, cuộc sống sẽ nhẹ nhàng biết bao.

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/goc-lam-me/dau-con-trach-me-chong-chau-gio-tay-doi-be-ma-ba-quay-lung-lien-bi-va-tu-di-ma-cham-o-do-boi-moc

X