Dép to dép nhỏ cùng xe máy để trên cầu, mẹ ôm con 2 tuổi gieo xuống: Mong có phép màu

Chồng chị K chia sẻ, thời gian sau sinh, chị K. thường đi lại giữa nhà mẹ ruột và nhà riêng (cách nhau khoảng 10km) cùng ở tại huyện Cù Lao Dung. Việc K. mất tích và nghi vấn ôm con nhảy khiến gia đình rất bất ngờ.

Không vì 1 lý do gì, một người có thể biến mất khỏi cuộc đời này, thậm chí là mang theo đứa con yêu dấu của mình. Đó là điều mà nhiều người nói về các bà mẹ t.rầm cảm sau sinh. Tuy rằng các bà mẹ đã được chăm sóc tốt hơn, nhưng số người có thể hiểu và thông cảm được có lẽ không nhiều, cho dù rất nhiều sự việc liên quan đã xảy ra. Đứng ở góc độ của người làm cha mẹ, thật sự thông cảm với các bà mẹ sau sinh. Mong rằng mỗi bà mẹ đều nhận được sự chăm sóc xứng đáng với công sức của họ

hình ảnh

Ảnh TTO

.Mới đây, em đọc trên TTO về một sự việc khá đau lòng. Theo thông tin ban đầu, trưa 10-9, Công an xã Đại Phước, huyện Càng Long, Trà Vinh nhận được tin báo của nhân viên Trạm thu phí cầu Cổ Chiên về việc phát hiện chiếc xe máy nằm giữa cầu Cổ Chiên. Chiếc xe máy mang biển số của tỉnh Sóc Trăng. Trên xe có chiếc ghế đặt ở phía trước dành cho trẻ em, hai đôi dép cùng một số giấy tờ tùy thân. Nhiều người gần đó suy đoán là hai mẹ con đã từ cầu gieo xuống.

Qua thông tin kiểm tra từ gia đình, người mất tích là chị Huỳnh D.K. (25 tuổi, ngụ xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng) và cháu bé 2 tuổi con chị. Trước khi phát hiện mất tích, sáng 10-9, chị K. ở nhà mẹ ruột tại huyện Cù Lao Dung. Sau đó, chị K. lấy xe máy chở con trai rời khỏi nhà và được phát hiện mất tích.

hình ảnh

Ảnh NNCC

Chồng chị K chia sẻ, thời gian sau sinh, chị K. thường đi lại giữa nhà mẹ ruột và nhà riêng (cách nhau khoảng 10km) cùng ở tại huyện Cù Lao Dung. Việc K. mất tích và nghi vấn ôm con nhảy khiến gia đình rất bất ngờ. Nhiều khả năng người mẹ có dấu hiệu trầm cảm sau sinh. Cho tới trưa 11/9, vẫn chưa tìm thấy được 2 mẹ con. Vụ việc khiến nhiều người không cầm được nước mắt.

Cư dân mạng bình luận:

“Nhìn đôi dép bé xíu. Mình đứt từng đoạn ruột. Bé vẫn chưa biết được gì mà phải ra đi cùng mẹ. Cầu mong 2 mẹ con bình an. Chứ thương bé quá.”

“Nhìn tấm ảnh mà đau lòng cho cả 2 mẹ con, bất lực trước mọi hoàn cảnh.”

“Nên mọi người khi nhà có người mới sinh xong thì hãy đối xử yêu thương, nâng niu để vượt qua giai đoạn này nhé.”

“Thương hai mẹ con quá, cầu mong cho hai mẹ con bình an trở về.”

hình ảnh

Người nhà suy sụp (Ảnh MXH)

Lòng sông cuồn cuộn sóng, hình ảnh người nhà suy sụp đứng trên cầu khiến ai cũng nao lòng. Sự ra đời của một em bé có thể khởi đầu cho nhiều cảm xúc mạnh mẽ khác nhau, từ phấn khích, vui sướng đến sợ hãi và lo lắng. Nhưng nó cũng có thể dẫn đến điều chúng ta không ngờ tới – trầm cảm sau sinh. Có người nói đó chỉ là quãng thời gian ngắn sau sinh, có người bảo cùng lắm là 2,3 tháng thì tự động hết. Thực tế ra sao, có ai biết chắc?

Hầu hết các bà mẹ mới sinh đều trải qua cảm giác buồn bã sau khi sinh, thường bao gồm thay đổi tâm trạng, khóc lóc, lo lắng và khó ngủ. Tâm trạng thất thường bắt đầu trong vòng 2 đến 3 ngày đầu sau khi sinh và có thể kéo dài đến hai tuần.

hình ảnh

Ảnh Vietnamnet

Nhưng một số bà mẹ trải qua một dạng trầm cảm kéo dài và nghiêm trọng hơn được gọi là trầm cảm sau sinh. Đôi khi nó được gọi là trầm cảm chu sinh vì nó có thể bắt đầu trong thời kỳ mang thai và tiếp tục sau khi sinh con.

Trầm cảm sau sinh không phải là khuyết điểm hay điểm yếu của nhân cách. Đôi khi nó chỉ đơn giản là một biến chứng của việc sinh nở.

Các triệu chứng trầm cảm sau sinh có thể bao gồm:

Tâm trạng chán nản hoặc thay đổi tâm trạng nghiêm trọng

Khóc nhiều

Khó gắn kết với em bé

Không muốn tiếp xúc gia đình và bạn bè

Chán ăn hoặc ăn nhiều hơn bình thường

Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều

Mệt mỏi quá mức hoặc mất năng lượng

Ít quan tâm và thích thú với các hoạt động từng yêu thích

Khó chịu và tức giận dữ dội

Sợ rằng mình không phải là một người mẹ tốt

Vô vọng

Cảm giác vô dụng, xấu hổ, tội lỗi hoặc không thỏa đáng

Giảm khả năng suy nghĩ rõ ràng, tập trung hoặc đưa ra quyết định

Bồn chồn

Lo lắng nghiêm trọng kèm theo các cơn hoảng loạn

Ý nghĩ làm hại bản thân hoặc con

Những suy nghĩ tái diễn về sự ra đi

Nếu không được điều trị, chứng trầm cảm sau sinh có thể kéo dài nhiều tháng hoặc lâu hơn.

Trầm cảm sau sinh không được điều trị có thể kéo dài hàng tháng hoặc lâu hơn, đôi khi trở thành rối loạn trầm cảm kéo dài. Các bà mẹ có thể ngừng cho con ăn sữa mẹ, gặp khó khăn trong việc gắn kết và chăm sóc con và có nguy cơ tự tử cao hơn. Ngay cả khi được điều trị, trầm cảm sau sinh vẫn làm tăng nguy cơ mắc các đợt trầm cảm nặng ở phụ nữ trong tương lai.

Thật lòng cầu mong 2 mẹ con có thể bình an trở vè, dù hy vọng quá mong manh.

Nguồn: https://www.webtretho.com/p/dep-to-dep-nho-cung-xe-may-de-tren-cau-me-om-con-2-tuoi-gieo-xuong-mong-co-phep-mau

X
/57976558/Ureka_Supply_myeva.vn_InflowMB_1x1_130623