7 món cháo đại bổ giúp kích thích tuyến sữa, mẹ bỉm tha hồ cho con bú

Đây chính là 7 món cháo giúp bà đẻ kích thích tuyến sữa, cung cấp nhiều dinh dưỡng từ các nguyên liệu cực đơn giản như khoai lang, mè đen, cà rốt hay cật heo…

Tháng đầu sau sinh nở lần 2, vì em bé lười bú mẹ cộng với những mệt mỏi sau sinh nên em đã gần như mất sữa hoàn toàn. Đã có lúc em nghĩ nếu không có sữa mẹ thì cho con ăn sữa công thức cũng được. Thế nhưng nghĩ đi rồi lại nghĩ lại, em thương con nhiều lắm, sợ con bị thiệt thòi vì bé đầu được bú mẹ đến hết 27 tháng.

Thời gian sau đó, em đã tham khảo rất nhiều lời khuyên, có 1 chị mách em ăn thật nhiều những món cháo bổ dưỡng để kích thích tuyến sữa. Có 7 loại cháo rất ngon bổ, mỗi ngày em nhờ chồng nấu cho 1 loại cho đỡ ngán. Nhờ phương pháp này mà em đã kích thích được nguồn sữa trở lại.

Nếu như sau sinh 1 tháng em gần như mất sữa hoàn toàn thì 1 tháng sau đó, em đã có thể hút được từ 900ml đến 1 lít sữa mỗi ngày các mẹ ạ. Không chỉ đủ sữa cho con tu ti, em còn dư sữa trữ đông và cho bé khác nữa cơ.

Niềm hạnh phúc lớn nhất của người mẹ là được cho con bú dòng sữa ấm nóng từ cơ thể mình. Sữa mẹ cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho hành trình phát triển của con. Vì vậy mẹ nào đang thiếu sữa thì đừng nản lòng, hãy thử ăn thật nhiều 7 món cháo cực bổ này xem sao nha!

1. Cháo mè đen lợi sữa sau sinh

Chắc mẹ nào cũng từng nghe tới công dụng của cháo mè đen thần thánh. Đây là món ăn ngon, giàu dinh dưỡng, cách làm lại nhanh chóng, cực kì đơn giản. Đặc biệt nhất là món cháo mè đen được truyền tụng do công dụng giúp mẹ bầu chuyển dạ dễ dàng và rất lợi sữa sau khi sinh xong.

Cách làm:

Mè đen 30g, gạo tẻ 100g, gạo nếp 50g, thịt heo nạc 100g, dầu, gia vị vừa đủ.

Xay nhỏ gạo và mè đen, thịt heo xay hoặc băm nhỏ, ướp đủ mắm muối rồi cho dầu vào xào chín.

Cho gạo, mè đen đổ đủ nước vào nấu nhỏ lửa đến lúc cháo nhừ cho thịt băm đã xào vào khuấy, để cháo sôi lại là được. Ngày ăn 2-3 lần vào lúc bụng đói, mẹ cần ăn 3-5 ngày liền.

Kết quả hình ảnh cho cháo mè đen

2. Cháo móng giò

Cháo móng giò không những là món ăn thơm ngon được nhiều người yêu thích mà còn là món ăn giúp bà đẻ lợi sữa sau sinh. Hãy bỏ túi công thức nấu cháo móng giò tuyệt ngon dưới đây nha.

Cách làm:

– Rửa sạch chân giò và cắt thành những khoanh (miếng) vừa ăn rồi bỏ vào nồi, đổ nước vào và hầm. Để nước dùng được trong, hãy vớt bọt thường xuyên và đổ thêm nước nếu thấy nước cạn dần.

– Ngâm gạo đã được vo sạch vào nước ấm trong vòng 10 phút để hạt gạo mềm hơn. Lấy tay ấn thử hạt gạo, nếu hạt gạo vỡ ra thì gạn nướ ngâm bỏ đi.

– Khi giò heo đã bắt đầu nhừ thì bạn cho phần gạo đã ngâm mềm trên vào nấu cho đến khi cả hai đều nhừ hẳn.
– Cho gia vị vào, nêm cho vừa ăn.

Kết quả hình ảnh cho cháo móng giò

3. Cháo cật heo

Cháo cật heo là 1 món cháo vô cùng bổ dưỡng cho mẹ sau sinh giúp hồi phục sức khỏe và tăng lượng sữa.

Cách làm:

– Xương heo: rửa sạch máu, chặt miếng vừa, cho vào nồi với 3 lít nước lã + 1/2 muỗng cà phê tiêu + 2/3 muỗng cà phê muối + 5 củ hành tím đập giập đặt lên bếp nấu lửa nhỏ, mở nắp vung và hớt bọt thường xuyên cho nước trong. Hầm đến khi thịt ở xương mềm nhừ, lọc qua xương để lấy nước nấu cháo.

– Gạo + nếp: vo sạch để ráo, rang thật khô với chút dầu ăn đã phi thơm hành và tỏi.

– Cật heo: bóc vỏ màng quả cật, chẻ đôi theo bề dày, cắt bỏ tất cả màng mỏng trắng và phần gân hoi ở giữa quả cật, rửa sạch lại, xắt lát mỏng ướp với chút tiêu + muối, cất vào tủ lạnh để giữ độ tươi cho đến lúc ăn.

– Tim heo: rửa sạch, xắt lát mỏng ướp và cất như cật heo.

– Hành tím bào mỏng: phi vàng vớt ra để ráo.

– Hành lá + ngò: rửa sạch để ráo, xắt nhuyễn.

– Gừng: cạo vỏ rửa sạch, xắt sợi nhỏ như cọng tăm.

– Rau tần ô: nhặt rửa sạch, cắt khúc ngắn 5cm.

– Chế biến: Cho nước lèo vào nồi nấu sôi rồi cho gạo vào nấu với lửa liu riu cho đến khi vừa rền, nêm nếm lại vừa ăn.

Kết quả hình ảnh cho cháo cật heo

4. Cháo chim bồ câu, hạnh nhân

Nguyên liệu:

Thịt chim bồ câu 100g, Hạnh nhân ngọt 100g, Một ít gạo.

Cách làm:

– Cho gạo, hạnh nhân và bồ câu đã làm sạch vào nồi nước hầm lên. Cháo gần nhừ, vớt thịt ra, xé nhỏ cho lại vào cháo, đun tiếp đến lúc cả cháo và thịt đều nhừ

– Món ăn này nên ăn trong 5 – 7 ngày liền. Thịt chim câu có vị mặn, tính bình, công dụng ích khí giải độc. Đặc biệt rất tốt cho phụ nữ bị nhiệt sau khi sinh.

5. Cháo chân chó

Nguyên liệu

– Bàn chân chó đen 1 – 2 cái,

– Gạo nếp 100 – 150g

– Lá đinh lăng 20 – 30g

Cách làm

Bước 1: Sơ chế chân chó

Chân chó làm sạch, để ráo nước ,đem thui vàng khía theo chiều dọc.

Bước 2: Ninh cháo

Lá đinh lăng và gạo nếp đem vo, rửa sạch. Cho lá đinh lăng vào nồi, đổ 500 – 600ml nước đun sôi nhỏ lửa trong 10 – 15 phút rồi lấy dịch chiết đinh lăng. Sau khi đun được nước đinh lăng, gạn lấy nước trong bỏ bã, cho gạo và chân chó vào đun nhỏ lửa tới khi chín nhừ, nêm gia vị đủ dùng.

Kết quả hình ảnh cho cháo chân chó

6. Cháo chân dê

Nguyên liệu:

– Chân dê: 3 – 4 cái

– Gạo nếp: Khoảng 1/2 bát con

– Thông thảo: 15g

– Hạt sen: 25g

– Ý dĩ: 25g (mua ở các cửa hàng thuốc Đông Y)

– Gừng: 1 củ nhỏ

Chanh tươi: 2 quả để khử mùi hôi thịt dê

Gia vị đầy đủ: Dầu ăn, mắm, muối,…

Cách làm:

Bước 1:

– Chân dê bạn đem thui vàng, rồi dùng dao lam (Dao tem) làm sạch lông một lần nữa, chặt bỏ phần móng nhọn rồi rửa sạch.

– Sau đó cho chân dê vào bát + 1 thìa dầu ăn, rồi vắt 2 quả chanh vào chung, dùng tay bóp, trộn thật đều và dùng túi nilon bọc kín miệng bát, cho vào tủ lạnh ngăn mát khoảng 3 – 4 tiếng trước khi chế biến.

Bước 2: Trong khi đợi khử mùi hôi chân dê, bạn đem gạo vo sạch, rồi cho vào bát ngâm với nước sạch chừng 30 phút cho gạo mềm, nấu sẽ nhanh nhừ hơn.

Bước 3:

– Lấy chân dê từ tủ lạnh ra, rồi rửa sạch một lần nữa, cho vào nồi + 500ml nước sạch + gừng đập dập, rồi luộc qua khoảng 3 – 5 phút, rồi đổ nước luộc đi.

Bước 4: Cho chân dê vào nồi + cho nước ngập chân dê (Lượng nước nhiều hay ít tùy vào sở thích bạn muốn ăn cháo loãng hay đặc nhé), rồi bắc lên bếp ninh khoảng 60 phút cho chân dê chín mềm.

Bước 5: Cuối cùng, khi chân dê chín, bạn cho các nguyên liệu còn lại vào nồi như: Thông thảo + hạt sen + ý dĩ + gạo nếp, vào ninh đến khi tất cả các nguyên liệu chín mềm là xong.

Kết quả hình ảnh cho cháo chân dê

7. Cháo cá chép

Nguyên liệu

Cách nấu cháo cá chép bổ cho bà đẻ rất đơn giản, mọi người cần chuẩn bị những nguyên liệu dưới đây:

– 1 con cá chép

– ½ ống gạo tẻ, ½ ống gạo nếp

– Rau răm, hành, ớt, củ nén hoặc hành khô.

– Bột canh, muối, tiêu, mì chính.

Cách làm

Đầu tiên bạn cần làm đó là: làm sạch cá chép, cho vào nồi nước nấu chín sau đó vớt ra. Vo sạch ½ ống gạo tẻ và ½ ống gạo nếp rồi cho vào nồi nước luộc cá để nấu cháo, nêm 1 muỗng muối vào nồi cháo.

Cá sau khi luộc xong vớt ra để nguội, gỡ bỏ phần xương cá. Sau đó, bạn bắc chảo lên bếp cho dầu màu điều vào phi vàng thơm củ nén đã đập dập.

Kết quả hình ảnh cho cháo cá chép

Bạn trút phần thịt cá đã gỡ ở trên vào chảo, đảo đều cùng 1 muỗng cà phê bột canh và ½ muỗng cà phê tiêu. Tắt bếp. Rau răm, hành lá rửa sạch, thái nhỏ. Cháo chín, nêm thêm 2 muỗng cà phê mì chính. Múc cháo ra tô, cho phần thịt cá đã xào ở trên vào cùng hành lá và rau răm, rắc chút tiêu và thêm ớt nếu ăn được cay. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Ăn nóng.

Theo Giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X