Dấu hiệu nhận biết sớm trẻ sơ sinh kém phát triển để can thiệp kịp thời

Trẻ sơ sinh chậm phát triển là nỗi lo sợ của nhiều phụ huynh. Bố mẹ nên nắm rõ các dấu hiệu để kịp thời can thiệp, cải thiện tình hình cho con.

Quá trình phát triển của mỗi đứa trẻ là khác nhau, tuy nhiên cũng có một số điểm chung được quy thành từng mốc rõ ràng. Do đó, khi thấy con có biểu hiện bất thường nghi do chậm phát triển trí não và thể chất thì mẹ nên để ý từ từ và kĩ càng. Khi biết chính xác nguyên nhân thì can thiệp đúng cách để giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn đó. Điều này hết sức quan trọng.

Con trai em 1 tuổi tuy không múp míp nhưng đã biết đi sành sỏi, đang muốn chạy nữa là đằng khác, bé cũng biết nói được khá nhiều từ. Nói chung tạm thời em cảm thấy hài lòng. Hôm bữa đưa con đi tiêm phòng, em có thấy một bé nọ bằng tuổi con em, mập mạp đến nỗi ai nhìn cũng mê. Ấy vậy mà bé vẫn chưa thể tự đứng được, người cứ mềm nhũn như cọng bún tươi. Bà ngoại bé ấy cứ phải xốc nách cho con tập đứng, nhìn thấy tội gì đâu ý. Em hỏi bác ý là có cho bé đi khám chưa, bác bảo chưa, từ từ nó lớn chút nữa cứng xương rồi sẽ đứng được thôi, còn nói là con nít con nôi miễn béo ú là tốt chứ đi đứng sớm hay muộn cũng không quan trọng bằng. Em định khuyên thêm nhưng thấy có vẻ bác ý không vui nên thôi không can thiệp nữa, xung quanh các mẹ khác nhìn cũng lắc đầu ái ngại. Thấy chuyện này quan trọng nên em chia sẻ lại đây, mong các mẹ xem để rút kinh nghiệm. Đúng là nuôi trẻ mập mạp thì ai chả ham, nhưng đã đến tuổi mà con vận động kém, chậm chạp so với bạn bè thì nhất định phải can thiệp vì có thể con đã mắc chứng chậm phát triển.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ phát triển chậm so với các bé cùng trang lứa. Có thể là con đang tập trung năng lượng cho sự phát triển của một số cơ quan, kĩ năng nào đó nên tạm thời làm chậm lại quá trình phát triển của những cơ quan, kỹ năng khác. Hoặc cũng có thể do bé thật sự mắc phải một vấn đề nghiêm trọng nào đó (chẳng hạn bị bệnh, thiếu dưỡng chất…). Nói tóm lại, trẻ từ 0-5 tuổi sẽ có quá trình phát triển về thể chất lẫn tinh thần một cách cụ thể. Nếu mẹ thấy bé nhà mình có 9 biểu hiện bất thường dưới đây thì nên đưa con đi bệnh viện khám ngay!

1/ Trẻ 2-3 tháng vẫn không biết ngẩng đầu lên

Có nhiều dấu hiệu trẻ sơ sinh chậm phát triển. Ngẩng đầu (ngóc đầu) là một trong những động tác cơ bản, quan trọng, đầu tiên nhất của trẻ nhỏ. Nếu trẻ 2-3 tháng tuổi vẫn không chịu ngóc đầu thì có thể do thời gian mẹ cho bé nằm sấp quá ít, nên theo dõi con nhiều hơn nữa để kịp thời phát hiện chứng chậm phát triển (nếu có).

Kết quả hình ảnh cho trẻ 2 tháng chưa biết ngẩng đầu

Trẻ sơ sinh chậm phát triển là nỗi lo sợ của nhiều phụ huynh

2/ Trẻ 4 tháng tuổi đầu vẫn ngửa ra sau

Mẹ cho trẻ nằm thẳng, giữ hai tay bé, nâng bé lên, có bé sẽ ngửa đầu ra phía sau. Khi bế đứng, nếu mẹ không đỡ đầu, trẻ lại bị ngửa đầu ra sau (không giữ được đầu) thì là bất thường. Đây là dấu hiệu của chứng vẹo cổ, cơ cổ yếu… Nên đưa con đi khám bác sĩ ngay.

3/ Trẻ không lẫy, không có khả năng tự chống đỡ sức nặng cơ thể

Mẹ dùng tay kéo trẻ lên, hai chân con không có ý thức về việc co lên hoặc đứng vững để chống đỡ trọng lượng cơ thể. Trong trường hợp này, mẹ hãy cho con nằm sấp nhiều hơn, tập cho trẻ lẫy bằng cách giúp trẻ lật người. Khi nào con lẫy thành thạo thì mẹ hãy tập cho con đứng.

Kết quả hình ảnh cho trẻ không biết lẫy

Không biết lẫy là dấu hiệu trẻ sơ sinh chậm phát triển

4/ Trẻ 6 tháng tuổi vẫn không biết cầm nắm đồ vật, nâng đồ chơi lên

Trẻ 4 tháng tuổi bắt đầu ưa nghịch bàn tay của mình bằng cách lấy bàn tay này cầm bàn tay kia, duỗi ra nắm vào, cầm lấy bất cứ thứ gì trong tầm với. Đến khi con đầy 6 tháng tuổi đã có thể cầm rất chắc những vật nhỏ và vặn cổ tay một cách linh hoạt. Nếu mẹ thấy con không cầm nắm được thì tăng cường đưa đồ chơi để hấp dẫn bé và có thể đưa đi khám xem tình hình thế nào. Ngoài ra, con không chịu tập ngồi, tập bò, lười vận động thì mẹ cũng không được coi thường.

5/ Trẻ 9 tháng tuổi vẫn không tự ngồi được

9 tháng là thời điểm trẻ sơ sinh đã có thể chập chững tập đi. Vì vậy, với các bé 9 tháng vẫn không thể tự ngồi một mình (không có sự chống đỡ của bố mẹ hoặc bất cứ chỗ dựa nào khác) thì chứng tỏ trẻ sơ sinh chậm phát triển, gặp bất thường về khung xương lẫn trí não.

6/ Trẻ 12 tháng tuổi đi lại vẫn không vững

12 tháng tuổi là thời điểm con có thể bước được những bước vững vàng. Thông thường thì trẻ mới tập đi sẽ đi không vững, hơi run nhưng chỉ sau một thời gian là con sẽ cứng cáp dần. Việc cần thiết ở thời điểm này là chọn lựa cho con một đôi giày vừa phải, chắc chắn. Việc lựa chọn giày dép không chính xác không chỉ khiến cho chân trẻ phải chịu nhiều áp lực hơn, trẻ bị đau chân mà còn dễ khiến cho trẻ bị chân vòng kiềng, chân đi chữ X. Nếu như không phải do giày có vấn đề, hãy quan sát trẻ thật kỹ và cho đi khám.

Kết quả hình ảnh cho trẻ biết đi chậm

Trẻ sơ sinh chậm phát triển sẽ chậm biết đi, đi lại không vững vàng

7/ Trẻ 18 tháng tuổi vẫn không chịu tự đứng

Đây là mốc thời gian con đã được 1,5 tuổi. Ở lứa tuổi này, nếu vẫn không thể tự đứng một cách vững vàng thì không thể chủ quan thêm được nữa. Rõ ràng con đang gặp vấn đề về xương hoặc sự điều khiển cơ thể vận động của trí não. Trẻ sơ sinh chậm phát triển mẹ phải làm sao? Trong trường hợp con không tự đứng khi đã được 18 tháng tuổi, mẹ nên tiếp tục tập cho con đứng. Nếu tình hình không khả quan thì cho đi bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị ngay.

8/ Trẻ 2-5 tuổi không tham gia các hoạt động về thể chất

Giai đoạn 2-5 tuổi, hầu hết trẻ đều khá hiếu động, chạy nhảy thường xuyên. Nếu con ù lì, chỉ ở một chỗ thì mẹ nên đưa con đi khám để bác sĩ kiểm tra dây thần kinh vận động cho con. Ngoài ra, mẹ nhớ kĩ lại xem con có từng bị té ngã quá mạnh, bị thương… gì không. Bên cạnh đó, nếu trẻ đang đi đứng bình thường tự dưng chuyển sang bò, lười đi thì mẹ cũng phải can thiệp sớm.

Ngoài 8 dấu hiệu trên, nếu con có thêm những dấu hiệu dưới đây thì mẹ cũng nên đưa đi gặp bác sĩ vì có thể con đã bị chậm phát triển:

-Sự phát triển của trẻ đột nhiên chậm lại

-Mỗi động tác của trẻ đều rất miễn cưỡng, khô cứng

-Tứ chi mềm nhũn

-Rất nhanh xuống sức sau khi hoạt động

-Mắt thường xuyên nhìn về một điểm

-Bé không chú ý đến tay của mình

-Không giật mình với tiếng ồn xung quanh

-Chậm nói, không bắt chước những âm thanh xung quanh

-Không quan tâm đến những khuôn mặt.

Riêng đối với chứng chậm nói, mẹ cần theo dõi kĩ lưỡng. Nguyên nhiên khiến trẻ chậm nói có thể do thính giác con có vấn đề (bé bị viêm tai, tai không nghe được, điếc bẩm sinh…). Mặt khác, việc chậm nói cũng có thể là dấu hiệu của chứng bệnh tự kỷ sớm, dính thắng lưỡi hoặc đứt đốt sống cổ. Để tiện hơn, mẹ nên lưu lại Bảng hướng dẫn theo dõi sự phát triển trí não trẻ trong 5 năm đầu đời để có thể kiểm tra con thường xuyên và chính xác hơn.

Tóm lại: Các bố mẹ luôn phải nắm rõ dấu hiệu cảnh báo trẻ sơ sinh chậm phát triển để điều trị cho con kịp thời. Chứng chậm phát triển này nếu chủ quan để kéo dài thì khi con lớn dần sẽ rất khó cải thiện, ảnh hưởng lớn đến thể chất, trí não và tương lai của con sau này. Tuy nhiên, trong quá trình quan sát, theo dõi, bố mẹ cũng thật kiên nhẫn, không nên quá nóng vội.

Theo Gia đình mới

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X