Đau vết mổ khi mang thai lần 2, mẹ bầu hết sức cẩn thận với những điều này

Đau vết mổ khi mang thai lần 2 là vấn đề mà khá nhiều mẹ đang phải trải qua. Mẹ cảm giác ngứa ngáy, đau nhói vết mổ cũ khi bụng bầu ngày một to. Điều này sẽ khiến mẹ có thể phải đối diện với một số nguy cơ không nhỏ.

Đối với những mẹ bầu mang thai lần thứ 2 cách lần thứ nhất dưới 18 tháng, sẽ có nguy cơ nứt sẹo và đau vết mổ khi mang thai lần 2 cao hơn so với mẹ có thời gian nghỉ ngơi từ 2 – 3 năm. Vậy đâu là những nguy cơ mẹ có thể phải đối diện nếu bị đau vết mổ lần trước trong lần mang thai này?

Mẹ bị đau vết mổ khi mang thai lần 2 có nguy cơ gì?

Thực tế có đến 80% các mẹ bị đau vết mổ khi mang thai lần 2, thời gian khuyến cáo mẹ bầu sinh mổ lần 2 cách lần 1 ít nhất là 2 năm để tử cung và vết mổ được hồi phục hoàn toàn. Nguy cơ mẹ bầu bị đau vết mổ cũ là dấu hiệu cho thấy vết thương chưa lành hẳn, rất có khả năng xảy ra nhau tiền đạo và bong nhau non cùng một vài nguy cơ khác là:

– Trường hợp mẹ bị rách vết sẹo mổ sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng như vỡ tử cung, nhiễm trùng, sinh non….

– Nếu như nhau thai phát triển bám vào vết sẹo mổ cũ gây ra hai trường hợp. Thứ nhất, nhau thai bám hoàn toàn vào sẹo hoặc một phần trong lớp sẹo. Thứ hai, các gai nhau sẽ ăn sâu vào cổ tử cung. Cả 2 trường hợp đều có thể gây chảy máu quá nhiều buộc phải cắt bỏ tử cung.

Kết quả hình ảnh cho bà bầu

Đau vết mổ khi mang thai lần 2 tiềm ẩn nguy cơ sinh non, vỡ tử cung, nhiễm trùng…

– Nguy cơ mẹ bị nhau cài răng lược cũng có thể xảy ra nếu vết mổ đau và rách, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tử cung thậm chí là các cơ quan nội tạng khác như bàng quang, ruột… Những trường hợp xấu hơn là thai nhi mắc phải các biến chứng trong quá trình phát triển như vàng da, thính giác kém, thai nhi chậm phát triển trí tuệ và thể chất cho đến khi lớn lên.

Mẹ nên làm gì khi bị đau vết mổ trong quá trình mang thai?

Không phải lúc nào đau vết mổ khi mang thai lần 2 cũng là dấu hiệu nguy hiểm. Nếu như mẹ nhận thấy vết mổ cũ có dấu hiệu bị đau thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa kiểm tra càng sớm càng tốt. Tâm lý bất ổn cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng nên mẹ bầu không nên quá lo lắng, hãy lưu ý những nguyên tắc sau để hạn chế chuyển biến xấu:

– Mẹ cần có chế độ ăn uống khoa học, cần thực hiện các bữa ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng và tuyệt đối không để xảy ra tình trạng tăng cân quá nhanh khi mang thai.

  • Mẹ cần thăm khám đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ, nếu vết mổ bị ngứa hay có biểu hiện đau tuyệt đối không được gãi hay dùng thuốc bôi lên sẹo tùy tiện.
  • Mẹ nên tập luyện những động tác nhẹ nhàng, hạn chế khom người hay làm việc nặng gây ảnh hưởng vùng bụng.
  • Mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để nhận được thuốc tiêm hỗ trợ cho thai nhi và đề phòng nguy cơ thai nhi bị suy hô hấp khi chưa tự thở được nếu không may mẹ sinh non.
  • Trong những tuần thai cuối, mẹ nên nhập viện trước ngày dự sinh để thực hiện các xét nghiệm giúp bác sĩ đánh giá tình trạng vết mổ. Trường hợp bác sĩ nhận thấy nguy cơ bị bục vết mổ cao thì mẹ sẽ được chỉ định đẻ mổ luôn để tránh nguy cơ vỡ tử cung.

Ngoài ra, mẹ bầu đau vết mổ đẻ cần có trang bị đầy đủ về mặt dinh dưỡng. Mẹ cũng phải có tinh thần vững chắc, tâm thái ổn định để chịu đựng những cơn đau cả ở vết mổ và các cơn đau khác xảy ra trong thai kỳ.

Hi vọng bài viết của Conlatatca đem đến cho mẹ bầu những lời khuyên bổ ích để mẹ chuẩn bị thêm các kiến thức quan trọng nếu bị đau vết mổ khi mang thai lần 2. Chúc mẹ có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

Theo Giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X