Dạy con học bài mãi không hiểu, người mẹ lên cơn đau tim suýt không qua khỏi

Không kiềm chế được cơn giận dữ khi dạy con học không chỉ gây tổn thương đến trẻ mà đôi khi còn hại cả chính mình.

Bản tính vốn nóng nảy nên trước nay em hay cậy chồng chỉ bài cho con. Em sợ lúc không kiềm được cơn giận của mình mà ra tay đánh tội con. Câu chuyện sáng nay em đọc được trên Sin Chew Daily thật sự quá buồn luôn các mẹ. Nếu xui rủi có lẽ con đã không còn mẹ nữa rồi.

Theo Sin Chew Daily, chị Wang, 36 tuổi đến từ Hồ Bắc, TQ, lên cơn đau tim trong lúc quá tức giận vì con không thể hiểu bài tập về nhà. Nếu không được chồng đưa đi viện cấp cứu kịp thời, rất có thể người mẹ đã không qua khỏi.

8Ze5nuav5p-K5YQDTIHB2bommnQ-IbmXW8lM2dp_cwVrDIWm8KxwU-_lnLwwg5oOINttuMnoeGKrbtSSwIdQ_miQAohc

Người mẹ mất bình tĩnh vì chuyện học của con và gây ra cơn nhồi máu cơ tim- Ảnh cắt từ clip

Như thường ngày, tối thứ 6, ngày 1 tháng 11, chị Wang kèm con trai lớp 3 làm bài tập về nhà. Tuy nhiên, vụ việc không may đã xảy đến vào tối hôm đó. Dù giảng giải rất nhiều lần nhưng con trai không thể hiểu được cách giải bài tập của người mẹ đã chỉ. Người mẹ vô cùng tức giận”Tôi đã nói với con rất nhiều lần. Nhưng thằng bé vẫn không thể hiếu, tôi tức giận đến mức muốn đánh con nhưng không thể”.

Trong cơn tức giận, chị Wang cảm thấy rất khó chịu nơi lồng ngực, thậm chí là không thể thở được. Ngay lập tức, chị đã gọi chồng để nhờ chồng đưa mình đến bệnh viện điều trị.

0_dEe_cg6G4NjK6OGgXqmIHFTKsm96EDK3OJbHggVSy1KrTlDLzj26HE1mxyOg9Y0pnTvrr7BwtnYk7d9iyxHtl42gGNpg

Chị Wang đang được điều trị tại bệnh viện – Ảnh cắt từ clip

Bác sĩ cho biết, chị Wang nhập viện trong tình trạng căng tức ngực và người đổ mồ hôi. Chị Wang bị nhồi máu cơ tim (đau tim) do tâm lý. Nếu không được điều trị kịp thời, rất có khả năng tử vong do ngưng tim.

Chia sẻ vụ việc, chị Wang cho biết mình rất tích cực kèm con làm bài. Trong năm nay, chị thường mất bình tĩnh với con nhưng chị không ngờ hậu quả xảy đến với chính bản thân chị lại nghiêm trọng đến thế.

Các bác sĩ cho biết, các bệnh liên quan đến tim bây giờ thường xảy ra ở những người trẻ, hầu hết là do chế độ ăn uống không lành mạnh, các vấn đề liên quan đến cảm xúc tâm lý. Vì vậy, họ đưa ra lời khuyên đến các bậc cha mẹ phải cố gắng điều chỉnh cảm xúc và ổn định tâm lý khi dạy trẻ. Việc quá tức giận không chỉ hại mình mà còn khiến trẻ cảm thấy bị áp lực.

Hiện tại, chị Wang vẫn đang được chăm sóc tại bệnh viện. Bác sĩ cho biết, ngoài dấu hiệu tức ngực và khó thở, bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cũng thường có biểu hiện như buồn nôn,nôn, chóng mặt và nhịp tim bất thường.

Nhớ lại hôm trước, em có đọc được một bài viết trên vnexpress rất hay về cách giúp cha mẹ kiềm cơn nóng giận của mình. Trong bài viết này có dẫn lại chia sẻ của chuyên gia chuyên gia đào tạo Bùi Trọng Giao (Chủ tịch CML Group, Giám đốc đào tạo BNI Việt Nam). Em xin phép được trích lại đây để các bố mẹ tham khảo thêm ạ.

Theo đó, ông Giao cho rằng, sự nóng giận hoàn toàn khác với sự nghiêm khắc khi dạy con. Khi nóng giận, cha mẹ không thể kiểm soát được bản thân còn nghiêm khắc là cách giáo dục con cái có chủ định, phương pháp và lường được kết quả của sự việc.

Trước khi đưa ra lời khuyên, chuyên gia Bùi Trọng Giao cũng chỉ rõ những tác hại của cơn nóng giận. Theo ông, trong cơn nóng giận, con người ta có thể làm được bất cứ điều gì. Hậu quả của nó là rất khó lường.

Kết quả hình ảnh cho cha mẹ nóng giận

Cha mẹ nóng giận có thể dẫn đến 2 điều sau:

Thứ nhất: Đứa trẻ bị tổn thương về thật chất và tinh thần.

Thứ hai: Bản thân cha mẹ cũng phải gánh chịu những hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí với những người mắc bệnh mãn tính, còn nguy hại đến sức khỏe.

Trước đến nay, các chuyên gia luôn khuyên cha mẹ không nên áp dụng bạo lực trong dạy dỗ con. Bởi vì lợi ích từ việc dạy con bằng bạo lực chẳng thấy nhưng hại là điều tất yếu. Đứa trẻ thường xuyên bị cha mẹ quát mắng dễ tổn thương tâm lý, sinh ra tính rụt rè, sợ hãi. Trong cơn nóng giận, cha mẹ không kiểm soát vung tay đánh con còn gây ra hậu quả khôn lường, đứa trẻ có thể bị tàn tật, thậm chí là mất mạng. Thay vào đó, những lời nói nhẹ nhàng lúc nào cũng có uy, giúp kiềm chế bản tính hung hăng, nổi loạn ở trẻ.

Khi cha mẹ nóng giận, các chất adrenalin và catecholamine được giải phóng gây tăng huyết áp, đổ mồ hôi, đau đầu,… Những người bệnh ở gan hay tim sẽ có nguy cơ bệnh nặng hơn. Khi adrenalin được giải phóng quá nhiều, chất này sẽ làm mờ các lớp não, khiến chúng ta có xu hướng hành động theo bản năng.

Ông Giao không khuyến khích cách kìm nén cơn giận bởi vì nuốt giận quá lâu có thể gây ra các bệnh trầm cảm, nội tiết. Thậm chí, một khi “giọt nước tràn ly” có thể ra tay đánh người thật. Thay vào đó, ông khuyên tốt hơn hết cha mẹ nên làm những việc sau khi xảy ra cơn nóng giận:

– Pha loãng cơn giận: Uống một cốc nước lọc;

– Nấu chín cơn giận: Ngừng thở 30 giây, bao gồm ngừng suy nghĩ, ngừng cảm nhận, ngừng hành động;

“Restart”: Hít thở sâu, thở điều hòa trở lại;

“Sắp xếp lại các files”: Cha mẹ hãy trả lời 3 câu hỏi: ‘Chuyện gì đang xảy ra’, ‘Có thật không, có đáng không’ và ‘Phản ứng ra sao’;

Theo Giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X