Từng bước liền da thịt của vết sẹo sinh mổ, đau gấp 1000 lần sinh thường

Vết sẹo sau khi sinh mổ sẽ thay đổi như thế nào là điều mà hầu hết chị em phụ nữ đều thắc mắc.

Hầu hết ai cũng muốn lựa chọn phương pháp sinh thường để giúp bé nhanh được bú sữa mẹ, cơ thể mẹ cũng phục hồi nhanh hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, các bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ sinh mổ. Thế nhưng, không phải ông chồng nào cũng hiểu được điều này, thậm chí có người nhẫn tâm mắng nhiếc vợ “không biết đẻ”, “có mỗi việc đẻ chửa cũng không nên thân”,…

Vì vậy, bà mẹ Raye Lee (Anh) đã quyết định đăng tải toàn bộ quá trình hồi phục vết sẹo bị rạch ngang sau khi sinh mổ đến một năm của mình, nhằm gửi một thông điệp mạnh mẽ đến những người thường hay nhìn nhận phương pháp này là cách sinh con dễ dàng, không đau đớn.

Kết quả hình ảnh cho sinh mổ

Khoảng khắc ngập tràn hạnh phúc khi con cô Raye Lee ra đời

“ Bất cứ ai đã trải qua một lần sinh mổ khẩn cấp đều có thể nói với bạn – nó thật đáng sợ. Nó hoàn toàn không giống như có một cuộc phẫu thuật được lên kế hoạch và chuẩn bị tinh thần trước. Tôi biết, bởi vì tôi đã trải qua hai lần. Khi bạn đang trong tình trạng phải phẫu thuật gấp vì mạng sống của em bé của bạn đang gặp nguy hiểm, tất cả mọi thứ thật kinh khủng. Cảm giác rơi vào tình huống cấp bách buộc các hành động của bác sĩ phẫu thuật phải nhanh hơn, ném hết dụng cụ, la hét chói tai hơn. Và hồi phục sau ca phẫu thuật không phải là một trò đùa “.

Người mẹ này cũng giải thích thêm việc sinh mổ không dễ chịu chút nào khi các bác sĩ kéo con ra khỏi bụng mẹ bằng một vết rạch ở bụng dài khoảng 13cm. Cô cũng lưu ý, việc đối phó với cơn đau do phải “cắt vụn và cấu xé” các lớp thịt, mỡ, gân và cơ quan bên trong không vui sướng như có một buổi picnic dã ngoại.

Dưới đây là quá trình phục hồi vết sẹo sau khi sinh mổ mà bất cứ người mẹ nào sau sinh mổ cũng cần hình dung:

– Hai ngày sau sinh: Sau sinh, vết rạch được cố định bởi hàng chục mũi chỉ khâu. Lúc này, vết mổ chưa khô nên mẹ cần lưu ý vệ sinh cẩn thận, dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi.

Sau khi cô vừa sinh xong

Vết mổ sau sinh 2 ngày như một con đỉa vắt ngang thành bụng

– Bốn ngày sau sinh: Những mũi chỉ khâu bắt đầu dính chặt, vết mổ khép hẳn vào. Thời gian này nên lau người bằng nước ấm, hoặc tắm nhanh chóng, tránh việc ngâm cơ thể trong bồn tắm khiến vết mổ bị ướt. Sau khi tắm rửa xong thì cần dùng bông sạch thấm khô vết mổ, để vết mổ hở không cần băng kín, giữ cho vết mổ luôn khô sạch, có thể vệ sinh thấm vết mổ bằng dung dịch betadin hoặc povidine 10% sẽ nhanh liền sẹo và tránh nhiễm trùng.

Bốn ngày sau sinh, những vết chỉ khâu bắt đầu dính chặt

– Bốn tuần sau sinh: Vết mổ đã thành sẹo trên da, có người sẽ có cơ địa sẹo lồi, có người vết sẹo lại chỉ là một sợi chỉ dài, mảnh.

2 tuần sau sinh: Lúc này cô đã được tháo chỉ, nhưng vẫn còn rất đau

Bốn tuần sau sinh…

5 tháng sau sinh: Đến lúc này cô vẫn không dám tin mình có một “con đỉa” vắt ngang bụng như vậy

6 tháng sau sinh: Cô bắt đầu lấy lại vóc dáng xưa, nhưng vết sẹo vẫn nằm đó

1 năm sau ngày sinh: Cuối cùng cô cũng chấp nhận vết rạch đã đi theo cô được 1 năm

2 năm sau sinh: Có lẽ vết mổ trở thành người bạn đi cùng cô suốt quãng đường còn lại….

Những chia sẻ của Raye về những khó khăn mà cô phải trải qua, những nỗi đau mà cô phải chịu đựng sau ca phẫu thuật sinh con đã thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Vì sao các bác sĩ thường chọn rạch ngang thay vì rạch dọc

Hầu hết 90% các ca sinh mổ ngày nay đều được rạch ngang. Đường rạch này có thể thấp như đường ngang ngay trên vùng mu, hay cao hơn một chút ở mức hai mốc xương chậu.

– Ưu điểm: Rạch ngang mang tính thẩm mỹ, vết sẹo có thể được che bằng quần áo. Chưa kể, vết thương của đường rạch ngang khi sinh mổ cũng dễ lành hơn những vết rạch dọc.

– Nhược điểm: Rạch ngang chỉ giải quyết được những trường hợp sức khỏe của mẹ của thai nhi đều khỏe. Nếu thai ngoài tử cung, nhau tiền đạo,… bắt buộc các bác sĩ phải dùng phương pháp rạch dọc để đảm bảo an toàn cho hai mẹ con.

Do đó, hầu hết những ca mổ bắt con không có yêu cầu khẩn cấp hay nguy cơ chảy máu nhiều,… thì các bác sĩ sẽ chọn phương pháp rạch ngang thay vì rạch dọc.

Theo Gia đình mới

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X