Nắng nóng uống trà đá giải nhiệt đừng phạm sai lầm này kẻo có ngày hỏng thận, đột quỵ

Một cốc trà đá tưởng chừng như rất bình thường nhưng có thể đem lại cho bạn rất nhiều những lợi ích thiết thực về sức khỏe.

Những lợi ích của trà đá đối với sức khỏe

1. Chống ung thư

Trà đá được cho là có tác dụng ngăn ngừa ung thư nhờ hàm lượng flavonoid bên trong. Thành phần này có thể phát hiện những tế bào có hại tiềm năng và tiêu diệt trước khi nó gây hại cho cơ thể. Trang sức khỏe WebMD thậm chí còn trích dẫn một nghiên cứu cho thấy uống một cốc trà xanh mỗi ngày có thể chống lại tác hại của thuốc lá và phòng ngừa bệnh ung thư phổi.

4 không cần tránh khi uống trà đá

2. Giảm cân

Trà đá có lượng calo rất thấp nên bạn sẽ không cần lo lắng về cân nặng khi thưởng thức. Tác dụng giảm cân của trà đá đến từ chất flavonoid có trong lá trà. Chất này có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Từ đó, cơ thể sẽ đốt mỡ nhanh và hiệu quả hơn mà kết quả là bạn sẽ giảm cân.

3. Giúp tỉnh táo và giảm căng thẳng

Lá trà chứa cafein nhiều thứ hai trong tự nhiên sau hạt cà phê. Chính vì vậy, khi uống trà đá, bạn sẽ thấy tỉnh táo hơn. Cùng với đó, cảm giác mát lạnh khi uống một cốc trà đá giúp giảm bớt sự căng thẳng trong khi làm việc hoặc học tập.

4. Hạn chế mất nước

Người bán trà đá tại Việt Nam có tỷ suất lợi nhuận cao nhất trên ...

Mất nước thường khá phổ biến khi trời nóng và hay khiến bạn cảm thấy đau đầu. Uống trà đá với vị thanh mát sẽ giúp bạn uống nước dễ dàng hơn là uống nước trắng. Từ đó bạn sẽ luôn duy trì lượng nước đầy đủ trong cơ thể.

5. Cải thiện sức khỏe răng miệng

Khi uống trà đá, chúng ta luôn thấy có vị chát trong miệng chất chát có trong trà có thể giúp làm sạch khoang miệng, hạn chế bị sâu răng và hơi thở có mùi.

Một số tác dụng phụ của trà đá

Trên thực tế, y học đã chứng minh uống trà đá quá nhiều, nhất là những loại trà có đường sẽ dẫn đến một số nguy cơ đối với sức khỏe, cụ thể là những tác hại sau.

Bệnh về thận: Hãng tin CBS News đã từng đưa tin về một bệnh nhân tại bang Arkansas, Mỹ bị suy thận do thói quen uống 1 gallon (khoảng 3,78 lít) trà đá mỗi ngày. Được biết, những loại trà như hồng trà chứa chất hóa học có thể gây ra sỏi thận hay thậm chí suy thận nếu liên tục nạp vào cơ thể với lượng trà lớn.

Văn hóa trà đá vỉa hè đất Hà thành - Du lịch - ZINGNEWS.VN

Tiểu đường: Nhiều người thường có thói quen uống trà đá với đường, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bạn. Nước trà đá pha thêm đường sẽ là tác nhân gây ra bệnh tiểu đường nếu bạn liên tục uống với lượng lớn.

Đột quỵ: Ít ai biết rằng trà đá cũng là một trong những nhân tố có thể gia tăng mức triglyceride trong cơ thể, dễ dẫn đến nguy cơ đột quỵ .

Bệnh về tim mạch: Nhiều trà cũng đồng nghĩa với nhiều caffeine, chất hóa học không hề “thân thiện” với sức khỏe con người. Tất cả các loại trà đều có chứa caffeine, dễ khiến huyết áp tăng cao và nhịp tim nhanh, với một số trường hợp còn gây ra chứng loạn nhịp tim.

Ai không nên uống trà đá?

Trà Đá Vỉa Hè - Xu Hướng Mới Của Giới Trẻ Hà Nội Về Đêm | Cooky.vn

Không phải ai cũng uống được trà đá mặc dù đây là loại nước uống tốt cho sức khỏe. Những người bị dạ dày không nên uống trà đá. Ngoài ra, những nhóm người sau cũng nên hạn chế:

– Người mắc bệnh sỏi thận, suy thận: Trong trà có chứa oxalate, việc uống trà khiến sỏi hình thành to hơn.

– Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi và những người mắc bệnh tiêu hóa không nên uống trà vì 2 chất oxalate và axit tannic sẽ phản ứng với sắt trong dạ dày lâu ngày khiến bạn bị thiếu sắt và ăn uống khó tiêu, ảnh hưởng đến trao đổi chất

– Phụ nữ mang thai không nên uống trà đá vì dễ gây thiếu máu, ảnh hưởng đến thai nhi, giảm hấp thụ sắt.

– Người cao tuổi không nên uống nhiều trà đá vì dễ bị mất ngủ, căng thẳng. Mỗi ngày nên uống 1-2 cốc, không nên uống trà đặc hoặc quá nóng.

Lời khuyên để uống trà đá đúng cách

Nguy cơ nhiễm bệnh từ các quán trà đá vỉa hè

Mặc dù trà đá vừa có lợi, vừa có hại tuy nhiên không thể loại bỏ thức uống này khỏi cuộc sống hàng ngày. Bạn có thể giảm thiểu tác hại của của trá bằng cách:

– Không nên dễ dãi trong việc chọn lựa đồ uống vỉa hè, ngay cả trong thực phẩm cũng không nên tùy ý.

– Không nên uống trà thay nước lọc. Mỗi ngày chỉ 1-2 cốc trà là đủ.

– Không uống trà quá đặc, trà quá nóng gây bỏng niêm mạc thực quản.

– Nếu muốn uống trà, hãy tự pha ở nhà và mang theo bên người. Có thể kết hợp với các loại nước uống khác như mơ muối, chanh muối… để bù lại lượng nước đã mất.

– Không nên uống trà khi để qua đêm vì có thể khiến trà biến chất, sản sinh ra các chất độc hại cho cơ thể.

Theo GĐM

X
/57976558/Ureka_Supply_myeva.vn_InflowMB_1x1_130623