50 năm bị k.ỳ th.ị, x.ỉa x.ói vì b.ộ nh.á x.ấu, cô Sáu vẫn t.ần t.ảo nuôi mẹ già: B.ất h.ạnh ch.ồng ch.ất

Chúng ta vẫn thường nói với nhau rằng, phụ nữ xấu là một cái tội nhưng sinh ra ở đời, có ai được phép chọn hình hài cho bản thân? Là con gái mà không được xinh đẹp, cũng đau đớn, khổ cực, vật vã lắm chứ.

Cũng có một câu nói nổi tiếng như thế này: ‘Không có phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ không biết làm đẹp’. Nhưng cuộc sống vốn khắc nghiệt, nhiều người vì hoàn cảnh mà bi đát tận cùng, bị cái nghèo liên tục bủa vậy, đến cơm ăn ngày ba bữa chưa chắc đã lo nổi, lấy sức đâu để làm đẹp cho mình.

Và ở xã Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, có một người phụ nữ tên là Nguyễn Thị Sáu cũng đã và đang sống những chuỗi ngày bất hạnh như thế. Gần 50 năm qua, cô không thể ngậm được miệng sau một vụ tai nạn thảm khốc.

Thoạt nhìn, hình ảnh của cô Sáu sẽ khiến chúng ta có đôi chút ám ảnh, sợ hãi và với những ai thích xỉa xói, nói lời cay nghiệt, câu Sáu chính là đề tài để bàn tán của họ. Thế nhưng, ẩn đằng sau khuôn mặt ‘dị quỷ’ ấy là biến cố đớn đau của một người con gái không thể nói nên lời.

Ảnh: Vnexpress

Vào năm 6 tuổi, một trận hoa hoạn bất ngờ ập tới, khiến cô Sáu bỏng nặng từ đó, toàn bộ da trước ngực và cổ bị cháy co rút lại, liền thành một khối nham nhở. Những cuộc phẫu thuật vá da đã co kéo vùng mặt khiến hàm dưới chìa ra, ăn uống như cực hình.

Thời ấy, cô Sáu chưa bao giờ được đến trường, vì người mẹ nghèo một mình nuôi 4 con. Tuổi thơ của cô quẩn quanh góc nhà và ruộng. Mỗi lần ra đồng, cô Sáu đều lấy khăn che mặt lại, sợ trẻ con trong xóm nhìn thấy khóc thét.

Nhiều hôm người mẹ ứa nước mắt khi nhìn thấy cảnh con gái vừa gánh rau lợn vừa chạy khóc ngoài đường làng, theo sau là đám trẻ con hò reo “Đồ con Sáu sẹo”. Rồi khi thành thiếu nữ, cô Sáu cũng chỉ biết cắm đầu vào làm ruộng, nuôi gà lợn, gương chẳng dám soi.

Nhiều lần họ hàng, làng xóm đến mời đám cưới, Sáu đều trốn ra sau nhà ngồi khóc. “Mình xấu kinh thế này thì ai thèm ngó!”. Từ 17 tuổi, cô Sáu trở thành trụ cột cho cả nhà, khi hỗ trợ nuôi cả mẹ lẫn người chị gái thứ hai đau ốm, mất sức lao động, bị chồng bỏ.

Ảnh: Vnexpress

Vậy là cô Sáu đã lớn lên cùng nỗi đau, cùng những ánh mắt dị nghị và soi mói của người đời. Nó kéo dài từ lúc 6 tuổi cho đến năm 54 tuổi vẫn không hề dứt. Một quãng thời gian dài như thế, khổ như thế mà cô Sáu vẫn nghị lực vượt qua.

Thương cô Sáu bao nhiêu càng cảm thấy miệng lưỡi người đời ác độc bấy nhiêu. Thay vì cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ, họ quay sang chế nhạo, dè bĩu cho thỏa cái tính hóng chuyện của mình. Để rồi sau những tràng cười vô duyên ấy là nước mắt lặng lẽ đớn đau của một cô gái đang tuổi xuân thì.

Cuộc đời có cay đắng thế nào vẫn là một người con hiếu thảo.

Vì nhà nghèo, cô Sáu làm quần quật nhưng chẳng đủ ăn, trong khi tiền thuốc men của mẹ và chị gái chẳng thể thiếu. Vậy là năm 1997, cô Sáu nghe người quen giới thiệu vào Đăk Lăk để làm giúp việc và hái cà phê, mỗi năm được chủ trả công 2 triệu.

“Đến năm thứ 9, vết thương khiến tôi đau đớn, tôi xin nhà chủ đi khám bệnh, họ xúc phạm khiến tôi tự ái rồi nghỉ việc, trong túi dắt theo 15 triệu đồng sau gần 10 năm tha hương”, cô Sáu chua xót kể.

Nghe cô kể đến đây, thực sự là quá thương cảm cho người phụ nữ này. Đi đến đâu, làm chuyện gì cũng không được yêu thương vì xấu xí. Quần quật lao động chân chính, không ăn cắp ăn trộm của ai, vậy mà đến khi ốm đau vẫn bị xỉa xói.

So với những gái xinh mà vô công rồi nghề, sinh trộm cắp cướp giật, báo hại mẹ cha thì sống như cô Sáu mà có ích cho đời. Vậy nhưng không ai hiểu, không một ai cảm thông hay chia sẻ, đúng là tình người bạc bẽo.

(Hình minh họa)

Cũng từ sau khi có tiền, một nửa cô Sáu đem trả nợ cho tiền thuốc của mẹ và chị, số còn lại vay mượn thêm, dựng một căn nhà cấp 4 xây bằng vôi và cát, không xi măng, sắt thép. Những năm gần đây, căn nhà xuống cấp, dột tứ phía khiến 3 mẹ con phải đi nương nhờ nhà hàng xóm mỗi khi mưa lớn.

Tiếp đó, cô Sáu lại chăm 3 sào ruộng của gia đình, chăm lo hoàn toàn cho mẹ và chị. “Khổ vậy nhưng chưa bao giờ Sáu nó kêu than lấy một lời, vì nếu nó nằm đó thì ai chăm sóc mẹ và tôi” – bà Nguyễn Thị Ổn, 56 tuổi, người chị gái gần như mù do tiểu đường, xơ gan giai đoạn cuối, tâm sự.

Ảnh: Vnexpress

Thế nhưng, bất hạnh vẫn chưa dừng lại ở đó, 10 năm trước, bị ngã, cụ Bùi Thị Nhã (91 tuổi) – mẹ cô Sáu – đập đầu xuống đất gây biến chứng não. Từ đó cụ lúc tỉnh lúc mơ, nhiều lúc ăn uống vệ sinh phải phục vụ tận giường.

Có hôm, cô Sáu đang quét lá rụng đầy sân thì trong nhà vọng ra tiếng gọi lớn: “Mày không cho tao ăn uống gì cả. Trời ơi là trời!”, nói rồi cụ Nhã gào khóc. Cô Sáu lục đục xuống bếp, vét nốt bát cơm còn lại trong nồi với ít tép rồi dựng cụ Nhã dậy, nựng: “Nào, bà há mồm ra con đút cơm cho’.

Trời ơi, nhìn cách cô Sáu chăm mẹ, chăm chị mà quá cảm phục với tinh thần thép của người phụ nữ ấy. Cả gia đình không có lấy một người đàn ông, mọi gánh nặng dồn lên vai cô Sáu. Vậy mà cô không từ bỏ mẹ ngày nào, không kêu than, không oán trách cuộc đời.

Ngẫm sẽ thấy, rất ít người làm được như cô Sáu, có kẻ vì khổ quá mà bỏ đi biệt xứ, có người vì gánh nặng mà chọn cách quyên sinh. Nhưng cô Sáu vẫn kiên quyết cho đến cùng, sống ngày nào thì lạc quan ngày đó.

Ảnh: Vnexpress

Người phụ nữ ấy, chỉ có vẻ bề ngoài là xấu xí nhưng tâm hồn quá đỗi đẹp đẽ và giàu lòng yêu thương. So với những kẻ chỉ có cái vẻ bên ngoài mà ác mồm ác miệng, mưu hèn kế bẩn đi hãm hại người khác thì cô Sáu quá tuyệt vời.

Còn so với những kẻ bất hiếu, táng tận lương tâm làm hại mẹ cha thì cô Sáu thực sự là tấm gương để học hỏi và chia sẻ. Đúng là ông bà ta nói không có sai, tuyệt đối đừng nhìn mặt mà bắt hình dong, nhất là với những người có tấm lòng lương thiện.

Chỉ mong cuối đời có mái ấm nương thân.

Sống tốt đẹp là thế mà ông trời dường như vẫn muốn cô Sáu khổ đến cùng. Gần đây, do di chứng từ vết bỏng sâu nên trên ngực cô Sáu xuất hiện vết loét lớn, rỉ mủ, gây đau đớn. Từ năm ngoái đến nay, cô không thể tiếp tục làm đồng, chỉ quanh quẩn trong nhà cơm nước, chăm lo cho vài con vịt.

Vậy mà nhiều lần thấy chị gái than khổ, cô Sáu đều gạt đi: “Còn cái ăn là tốt rồi, sống đùm bọc nhau như thế này có phải hơn những người không nhà không cửa ngoài kia không!”, khiến người chị ngừng thút thít.

(Hình minh họa)

Giờ đây, cả nhà 3 người chỉ trông vào tiền trợ cấp hơn 600.000 đồng nên rất khó khăn. Một nửa số tiền trợ cấp cô Sáu dành mua thuốc cho cả nhà. Nửa còn lại, cô thỉnh thoảng mua 10-20 nghìn đồng tiền tép ăn cả tuần với cơm, rau nhà. Ngày nhận tiền trợ cấp, cô mới dám mua ít thịt về để cải thiện.

Chỉ mong sau tất cả, cô Sáu luôn lạc quan để sống tiếp, để làm chỗ dựa cho mẹ già và người chị tật nguyền, chỉ mong có nhà hảo tâm giúp cô Sáu vơi bớt cực khổ, để người phụ nữ đắng cay một đời có chút niềm vui nhỏ nhoi trong cuộc sống.

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X