Chuyện éo le mùa đông: Mẹ bỉm sữa liên tục bị ‘điện giật’, chồng con động vào là ‘nhảy cẫng lên’

'Khi t viết những dòng chữ này, quả thật t giận các m ạ. Có ai ở trong này mùa đông bị nhiễm tĩnh điện như t k? Khổ không tả nổi luôn ý.

T thích mùa đông, trừ mỗi việc bị điện giật liên tục. 1 ngày t bị giật vài chục lần, đến độ ăn k ngon ngủ k yên, sống lầm lũi 1 mình tránh xa đồng loại. Hễ ai động vào là t lại bị giật nhảy cẫng lên. Đắp cái chăn cũng bị điện giật lẹt đẹt. Chồng con t có lỡ chạm tay và người t là t lại bị giật. Khổthân, yêu gia đình lắm nhưng mùa đông đến t luôn phải cảnh giác với họ. Con t lại gần là t né “tránh xa mẹ ra!”, “đừng động vào mẹ!” làm nó cũng buồn. Vợ chồng đụng chạm nhau cũng bị giật nên mùa đông t nằm 1 mình 1 nơi để k ai vô tình chạm vào t cả…. nhận tiền thừa từ người bán hàng cũng bị giật. Cầm đồ nấu ăn cũng giật. Nhờ con lấy cho đôi tất mà tay không chạm vào cái tất cũng giật. Đêm nằm ngủ khẽ cựa mình cũng bị giật nhấc người. Ban đêm tĩnh điện nó k chỉ phát ra tiếng lẹt đẹt mà còn phát sáng nữa. Con t ngày bé thích lắm, toàn bám theo t để trêu cho t sợ dúm vào thôi. Giờ nó lớn rồi nên k cố ý nữa nhưng 1 ngày cũng vô tình làm t bị giật vài lần.

Buổi đêm đi tiểu, thò chân xuống giường là chân phát sáng xanh lè luôn. Ban đầu còn sợ nhưng mãi cũng quen. Ban ngày, t sợ nhất là chạm vào cổng, cánh cửa vì mấy cái đó giật đau nhất. Lắm hôm đi chợ về quên k phòng bị đưa tay mở cánh cổng là nó giật cho rơi hết đồ.

T khổ tâm lắm. Lên mạng tìm đọc thì chỉ thấy mấy lời khuyên như đeo kim loại, mang theo chùm chìa khóa, hạn chế mặc đồ len.. nhưng k ăn thua các m ạ. Mùa đông k mặc đồ bông, len thì mặc cái gì? Để tạm thời, t đeo găng tay cao su gần như mọi lúc có thể. K bị điện giật và có thể chạm vào người khác nhưng găng tay nó bó sát vào tay rất đau và bí, rồi điện nó k thoát ra được nó cứ “cắn lâm râm” trong người ý. Huhu. Các m đã đi xung điện phục hồi chức năng bao giờ chưa? Đấy! Nó lâm râm điện giật trong người y như thế.

Rồi có 1 cách là đi chân đất. 1 dạng nối đất của các thiết bị điện ý thì ít bị tĩnh điện hơn nhưng mùa đông đi chân đất buốt lắm. T đang nghĩ chỉ có mỗi 1 cách là đeo vào cổ chân 1 cái dây kim loại dài chạm đất (kiểu như dây xích nối đất ở mấy cái xe bồn chở xăng ý, nhưng làm người ai làm thế, giống chó, chưa kể mắc vào đâu lại ngã.

T đang giận lắm, chả biết làm sao để thoát khỏi cái cảnh tĩnh điện này. Vừa viết những dòng này t vừa phải ngó nghiêng đề phòng con t sợ nó vô tình chạm vào người. Huhu. Các m có cách nào khả thj và hiệu quả chỉ t với.

Ảnh này là con gái t chụp vào trưa nay. T ngủ trưa các m ạ. Nó k ngủ đc, cũng k dám động vào t, chỉ ngồi nhìn rồi chụp ảnh.

onaFUSem43c8V3V2RFii2E9LiW66sCt4F-TrI3uGoP3yd6rIYySmdJNgsGHvowM66-jABanoiArzEkTpo6cEyyanF0MD7Q

Bài chia sẻ của chị Hân đang nhận được nhiều sự quan tâm từ dân tình. Ảnh: FBNV

HKFbazGR01DpCnIxi3zgYgu5x56ZahJkTBZqWFM0vVwKwI2RGdohHUofMOQyvhvnfPti-mx8CxcgRRql7SvvmgF5hrs9kVI

Vì để chung sống hòa bình, được ôm chồng con chị Hân buộc phải đeo bao tay cao su. Ảnh: FBNV

BWCJKdFSNcoYcid6Xe7uEaGZYAogOqqvqNHojUmgnfcJtdF5uADzOJ-eLkeX67wqjHRmO-8TDegj1Agpaj8CXS28Tuk1wpo

Chị H phải đeo gang tay suốt ngày vì sợ bị điện giật sang chồng con, nhưng điện không thoát ra được nên luôn có cảm giác lâm râm trong người rất khổ sở. Ảnh: FBNV

Trên đây là nguyên văn một chia sẻ của người mẹ ‘khổ sở vì tĩnh điện’ mà mình đọc được nên đăng lại cho các mẹ cùng xem. Chị này có tên Facebooker là Trần Nguyễn Khải Hân, quê ở Hạ Long, Quảng Ninh. Khổ quá cứ mùa đông đến là lại phải cách ly gia đình vì bị tĩnh điện.

Đọc câu chuyện mà dở khóc dở cười, mình cũng bị tĩnh điện (tuy không đến mức độ như chị này) nhưng cũng nhiều pha thót tim. Có hôm em lỡ chạm tay vào chị đồng nghiệp là lại giật nảy người. Em có nghe nói mấy cách để hạn chế bị tĩnh điện mà không biết có hiệu quả không, ai thử rồi cho em xin kết quả với chứ để như này em khổ tâm lắm.

Tĩnh điện là gì? Tại sao nó thường xảy ra vào mùa đông?

Tĩnh điện thực chất là hiện tượng xảy ra do mất cân bằng điện tích trên bề mặt của một vật liệu. Sự mất cân bằng điện tích này còn tùy thuộc vào các hành động nhất định của chúng ta, chẳng hạn như vô tình đẩy chân qua thảm trải sàn, co kéo chăn, chạm vào nắm cửa, bật công tắc đèn…

Theo các chuyên gia, điện tích khi tích tụ trên bề mặt của một đối tượng cùng với sự cộng hưởng của quá trình ma sát thì sẽ gây nên hiện tượng tĩnh điện. Hơn nữa, cơ thể con người còn là một bộ máy điện hóa đặc biệt nên nó có thể tạo ra lượng điện năng nhỏ, gây nên cảm giác tê tê nếu vô tình ma sát với vật nào đó. Nó không đủ để gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống thường ngày.

Hiện tượng tĩnh điện thường hay gặp vào mùa đông. Bởi, vào mùa đông thì độ ẩm trong không khí sụt giảm. Khi đó, các electron sẽ không thể di chuyển ra bên ngoài mà tích tụ hết trong cơ thể.

Làm sao để tránh bị điện giật tĩnh điện?

Tăng cường độ ẩm cho không khí:

Vào mùa đông, độ ẩm trong không khí hạ thấp. Việc thiếu oxy cũng là một nguyên nhân gây nên tình huống tĩnh điện, bị điện giật. Do đó, mọi người có thể dùng máy phun sương, tạo ẩm giúp độ ẩm không khí trong nhà cao lên để giảm thiểu sự tĩnh điện. Khi độ ẩm tăng lên thì sẽ hạn chế được việc nổ tanh tách khi có sự ma sát giữa người với người, người với đồ vật.

Tránh xa đồ len, nên dùng cotton

Những món đồ được làm từ chất liệu sợi tổng hợp như polyester, nylon, đồ len có khả năng dẫn tới tĩnh điện. Vì vậy, mọi người chỉ nên sử dụng quần áo có chất liệu từ cotton sẽ rất tốt trong việc hạn chế tĩnh điện.

Dùng kem dưỡng ẩm thường xuyên

Thông thường, da khô cũng là yếu tố dẫn tới tĩnh điện. Vì thế, mọi người có thể thoa kem dưỡng cho tay giúp tăng cường độ ẩm cho làn da. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc hạn chế tĩnh điện.

Ngoài ra, mọi người còn có thể đeo đồ kim loại ở tay, chân. Khi ngủ thì để đồ sắt ở đầu giường, sáng hôm sau ngủ dậy thì dùng tay chạm nhẹ vào đồ sắt đó để giảm thiểu tĩnh điện.

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X