Con trai t.âm th.ần nhặt v.e ch.ai, bổ củi thuê nuôi mẹ già: Chữ hiếu của người đ.iên khiến ai cũng b.ật kh.óc

Để nuôi con khôn lớn, nhiều bậc phụ huynh chấp nhận làm những công việc được cho là ‘thấp hèn’, vất vả cỡ nào cũng ráng vượt qua. Vậy mà khi trưởng thành, có danh vọng và địa vị trong tay, nhiều đứa con quay ngược thái độ, tỏ rõ sự vô ơn với mẹ cha…

Nói như vậy không có nghĩa là vơ đũa cả nắm, bởi cuộc sống có người này người kia, nhưng nhìn lại những câu chuyện con giết cha, cháu hại bà, con trai và con dâu đuổi người già không cho ở… mà đau lòng thực sự!

Nhưng kỳ lạ thay, ở khu Thới Trinh A, phường Thới An, quận Ô Môn (Cần Thơ), có một người đàn ông vẫn ngày ngày nhặt ve chai, xin đi bổ củi thuê để chăm mẹ già hơn 90 tuổi. Điều đáng nói, người con trai này được chẩn đoán là mắc bệnh tâm thần.

(Ảnh: Thanh Niên)

“Tội nghiệp má quá, thương má lắm đó.”

Hơn 10 năm qua, ông Nguyễn Văn Đợi vẫn một tay chăm chút nuôi cụ Nguyễn Thị Đẹt dù bây giờ ông đã ở tuổi 53. Được biết, gia đình cụ Đẹt có 4 người con, nhưng một người đã mất, hai người hiện sống ở An Giang và Vĩnh Long nhưng vì quá nghèo nên không thường xuyên về thăm và chăm sóc mẹ.

Mọi việc ăn uống, thuốc men, phụng dưỡng cụ Đẹt đều do một tay ông Đợi. Hơn 10 năm trước, khi còn khỏe, cụ Nguyễn Thị Đẹt cùng con đi bổ củi thuê để làm kế sinh nhai. Về sau, cụ già yếu và bệnh tật liên miên nên chỉ còn ông Đợi lo liệu.

Mỗi ngày, từ sáng sớm, ông Đợi lại cặm cụi đi nhặt ve chai, có hôm “trúng mánh” kiếm được 30,000 đồng. Những ngày có ai thuê bổ củi ông làm quần quật từ sáng đến chiều thu nhập được khoảng 100,000 đồng/ngày.

(Ảnh: Thanh Niên)

Cứ thế, được bao nhiêu tiền ông gom lại để lo cho mẹ. Nhưng cũng có nhiều hôm không ai thuê bổ củi, nhặt ve chai không được nhiều, hai mẹ con ông phải húp cháo qua ngày. Cứ sau mỗi lần đi làm về, ông Đợi đều đến nằm lên giường, nắm đôi bàn tay gầy guộc, ôm mẹ vào lòng, nói, “Tội nghiệp má quá, thương má lắm đó.”

Lặng nghe câu nói của ông Đợi mà bao cảm xúc cứ nghẹn ứ ở cổ họng. Đúng là cuộc đời oái ăm, kẻ tỉnh táo lại mang dòng ‘máu lạnh’, người điên khùng mà ấm áp với mẹ cha. Muốn biết ai tỉnh, ai điên chẳng thể nhìn vào bệnh án, mà phải xem cách hành xử của họ.

Có lẽ khi sinh ra ông Đợi, cụ Đẹt cảm thấy rất buồn lòng bởi con mình có vấn đề trí óc, bị người đời xa lánh, dè bỉu. Nhưng đau đớn hơn, người mẹ sẽ chẳng bao giờ được chứng kiến cảnh con mình thành gia lập thất, con đàn cháu đống, bởi có người phụ nữ nào chịu lấy kẻ điên?

(Ảnh: Thanh Niên)

Đôi lúc, cứ ngỡ cuộc đời quá bất công với cụ Đẹt, nhưng đúng là ông trời không tuyệt đường sống của ai bao giờ. Con trai cụ tuy tầm thần, đầu óc không minh mẫn, nhưng có hiếu và đáng quý hơn những kẻ đầu óc tỉnh táo, được ăn học đàng hoàng, có địa vị xã hội mà bất hiếu với mẹ cha.

Hiền lành và thiện lương!

Cũng theo người dân phương cho biết, bản thân thân ông Đợi bị chứng bệnh tâm thần, khù khờ nhưng chưa bao giờ quấy phá một ai. Ngoài việc lượm ve chai, bổ củi thuê để kiếm tiền nuôi mẹ, chiều chiều ông thường dùng xe lăn đẩy mẹ đi khắp xóm để mẹ vui.

Cứ thế, mẹ con ông Đợi tuy nghèo vật chất mà rất giàu tình cảm. Nhiều lúc đang đi làm, nghe hàng xóm bảo mẹ ở nhà đang khóc là ông Đợi lại vội vã chạy về, ôm lấy mẹ, như một đứa trẻ còn thơ. Lại nói ở tuổi 90, cụ Đẹt dường như chẳng thể vận động nổi, ăn, ở, tắm giặt phụ thuộc hết vào con.

(Ảnh: Thanh Niên)

Vậy mà ông Đợi chẳng nề hà chuyện gì, lau mình cho mẹ, thay bỉm cho mẹ, gội đầu cho mẹ… tất cả đều có thể làm. Ông làm trong vui vẻ và hạnh phúc chứ không như một số gia đình, con cái chăm cha mẹ được hai ba ngày là than khổ, than mệt, muốn vứt đi.

Thậm chí, dù mắc bệnh tâm thần nhưng ông Đợi vẫn ý thức rất rõ tình mẹ con: “Lượm ve chai nhớ mẹ ứa nước mắt và phải mau về. Mình đi gần gần nhà đó, rồi đảo qua chợ. Đi xung quanh, không dám đi xa. Đi xa bỏ mẹ ở nhà không được.”, ông Đợi nói.

(Ảnh: Thanh Niên)

Cũng thương hoàn cảnh mẹ già, con côi, suốt mấy năm nay, cách mười bữa, nửa tháng, nhiều người trong xóm cùng sống tại phường Thới An lại giúp đỡ ông Đợi đưa mẹ đi bệnh viện mà không tính toán chuyện tiền nong.

Cảm thông trước gia cảnh của ông Đợi, mỗi tháng chính quyền địa phương hỗ trợ khoảng 600 nghìn đồng và các nhu yếu phẩm để ông chăm sóc mẹ già.

Cũng theo chị Lê Thanh Nguyên, 25 tuổi, cháu gọi ông Đợi bằng cậu, cho biết: “Gần đây, tuổi già, sức yếu nên ngoại thường xuyên phải nhập viện. Thấy ngoại bệnh, cậu buồn lắm, có lúc cậu thu dọn đồ đạc chạy vào bệnh viện ngồi một góc rồi khóc. Mẹ tôi kêu cậu về nhà nghỉ vì đã có mẹ tôi lo nhưng cậu vẫn không chịu về nhà.”

Giờ đây, với chút tiền trợ cấp xã hội không đủ cho ông Đợi và cụ Đẹt. Hai mẹ con đều già cả, bệnh tật, chỗ tiền ít ỏi không đủ chi phí thuốc men nên chỉ mong có nhà hảo tâm nào đó giúp đỡ họ.

(Ảnh: Thanh Niên)

Thương cho mẹ con ông Đợi bao nhiêu càng cảm phục họ bấy nhiêu, nghèo khó mà sạch thơm, không trộm cắp lừa gạt. Mẹ già, con bệnh nhưng vẫn dựa vào nhau mà sống, lấy chữ hiếu làm đầu.

Trong khi biết bao người cứ vịn vào cái khổ cái nghèo để làm điều xấu, để chửi bới nhau, rồi yêu cầu người khác phải cảm thông ‘cũng vì hoàn cảnh’.

Nên nhớ, không ai có quyền được chọn cách mình sinh ra nhưng sống như thế nào để người ta nể trọng, yêu quý thì là do chúng ta quyết định. Hãy một nhìn tấm gương của một người con tâm thần mà tự thấy hổ thẹn.

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X