Sản phụ sinh thường bé gái 5,5kg đúng ngày 20/10, cả thai kỳ tăng 11kg

Người mẹ có thể xuất viện sau 3 ngày nữa sau ca "vượt cạn". Trước đó, sản phụ này nhập viện chờ sinh, các bác sĩ đã khám và quyết định cho sinh thường. Sáng nay, kíp trực đã đỡ đẻ thành công, bé gái sơ sinh nặng 5,5 kg.

Thông thường khi thai nhi quá to thì người mẹ sẽ được chỉ định sinh mổ. Tuy nhiên, có những trường hợp sản phụ sinh thường dù con xấp xỉ 5kg – tương đương em bé 1,2 tháng tuổi. Trước đây em đọc tin nước ngoài nhiều chứ trong nước thì lần đầu tiên biết đấy các mẹ ạ. Em hay nghe mấy chị kể sinh thường trong tầm khoảng 4kg đổ lại thôi, mà chị này 3 lần sinh con đều sinh thường, trong đó bé “nhí” nhất cũng 3,8kg. Thật đáng nể, lần sinh thứ 3 này chị có 1 bé gái nặng 5,5kg và cũng sinh thường đó các mẹ

owxnE3h9LIerzrbTfv_db-YrN0kM3atEAgqTPEg3oRzbtNVYDkiY2fiDlVhpwXoS3Ptwf8i6qO23h4KFFE9g5TgaqULu

Bé gái nặng 5,5kg ra đời trong sự bất ngờ của mọi người (Ảnh TP)

Ngày 20/10, thông tin từ Trung tâm y tế huyện Tân Kỳ (Nghệ An) cho biết, Trung tâm vừa đỡ đẻ thành công cho sản phụ Nguyễn Thị H. (33 tuổi, trú tại xã Nghĩa Đồng, huyện Tân Kỳ). Chị H. sinh thường bé gái nặng 5,5kg. Chị H. mang thai con thứ 3 với 38 tuần 5 ngày tiền căn sinh con to.

Sau khi thăm khám, các bác sĩđã quyết định cho sản phụ sinh thường. Đến 4h45 phút (ngày 20/10), kíp trực đã đỡ đẻ thành công cho sản phụ, bé gái nặng 5,5kg chào đời trong niềm vui gia đình và y bác sĩ tại Trung tâm.

ZgR5yEV4pLZ6zNCmPbmiQlsXqx2ld4RzcrNqoeQXAGfhQBLHV-K3Mf0F8fJahXFTWTz0Bpwz88ClOXrtM7HZPSfy9jAN

Chị H.đã từng sinh thường 1 bé nặng 4,8kg nên có lẽ lần vượt cạn này cũng đã có “kinh nghiệm ” (Ảnh TP)

Được biết, đây là lần sinh nở thứ 3 của sản phụ này. Lần sinh thứ hai, chị H. sinh được một bé nặng 4,8 kg, bé đầu nặng 3,8 kg đều sinh thường.

Quá trình mang bầu bé thứ ba, người mẹ ăn chủ yếu trái cây và các loại ngũ cốc bổ dưỡng, cân nặng chỉ tăng khoảng 11 kg.

Qnt76HWD9etDzhU_YoErZ4SLyEMws-yFIsCVWOmT0zTSh4Pkc6vb_46_t43XNkrk32yXPoRmvY6kxrY_Dndoy473iL3fgA

Bé sơ sinh có cân nặng tương đương bé 1,2 tháng (Ảnh TP)

“Nhìn thấy con chào đời bụ bẫm, khỏe mạnh tôi mừng vô cùng. Khi nghe bác sĩ thông báo cân nặng của con, tôi và cả gia đình rất bất ngờ. Rất cảm ơn các bác sĩ khoa Sản, Trung tâm Y tế huyện Tân Kỳ đã giúp tôi mẹ tròn con vuông”, chị H. vui mừng tâm sự.

Cách đây 1 năm, cũng có một em bé đến từ Campuchia chào đời bằng phương pháp sinh thường vào ngày 4/9/2018. Em đọc trên Ankor Post, bà mẹ này sinh con theo cách thông thường và sức khỏe cả hai mẹ con đều ổn. Trước đó cô cũng hạ sinh đứa con đầu lòng nặng 4,8kg bằng phương pháp sinh thường. Trải qua 2 lần sinh nở như vậy nhưng sức khỏe của người mẹ không gặp vấn đề gì. Bệnh viện cho biết, em bé có cân nặng 6,8kg ngay lúc chào đời và tương đương với một đứa trẻ 4-5 tháng tuổi. Bé không chỉ thừa cân mà còn có kích thước vượt quá tiêu chuẩn. Trên thế giới đã có nhiều thông tin về các trẻ sơ sinh cực lớn như ở Italia năm 1955 đã có một sơ sinh nặng tới 10.2kg, tại Brazil năm 2005 đã có một trẻ sơ sinh nặng 7.73kg.

Thông thường, trẻ sơ sinh có trọng lượng cơ thể trung bình khoảng 2,5 đến 4kg. Nếu trẻ sơ sinh trên 4kg được coi là thừa cân. Còn những em bé sinh ra dưới 2,5kg, điều này có thể xảy ra với những bé bị sinh non hoặc những bé có cân nặng dưới tiêu chuẩn. Trên thực tế vẫn có thai phụ mang thai 2kg không thể sinh thường được, nhưng vẫn có trường hợp thai 4kg vẫn sinh thường được. Điều này phụ thuộc vào việc tiên lượng cuộc chuyển dạ của bác sĩ sản khoa. Bác sĩ phải khám thai, theo dõi, hỏi tiền sử, khám khung chậu của người mẹ, tiên lượng về cân nặng của thai nhi qua siêu âm, ước lượng lâm sàng… thai trên 3.5kg được xem là thai to.

Các bác sĩ sản khoa nói chung đều muốn thai phụ sinh thường vì điều này tốt nhất cho mẹ và em bé. Nhưng với những thai to trên 3kg, bác sĩ thường không bắt buộc bệnh nhân sinh thường. Nếu tiên lượng thai nhi nặng 4kg thì thường sẽ chỉ định mổ, không khuyến khích đẻ thường những trường hợp này vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ: Tăng nguy cơ đột tử thai, sang chấn sản khoa lúc sinh, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu phẫu, hậu sản; nguy cơ về sau là đái tháo đường type 2, tăng huyết áp mạn tính.

Do vậy, trong thai kỳ, hi sản phụ tăng cân nhiều và thai nhi to, cần lưu ý:

– Trước sinh cần khám thai định kỳ, theo dõi sát sức khỏe mẹ và bé. Theo dõi đường huyết, huyết áp, đo tim thai, các dấu hiệu như phù, tăng huyết áp, xét nghiệm nước tiểu. Cần tới bệnh viện ngay khi nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, tăng cân hơn 1kg/1 tuần.

– Chế độ dinh dưỡng: ăn nhiều rau, hạn chế ăn nhiều đường và tinh bột, tập các vận động nhẹ nhàng.

– Cần khám chuyên khoa Tim mạch 3 tuần sau sinh và chuyên khoa Nội tiết 4 – 6 tuần sau sinh.

Theo Giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X