Tóc của bé cũng góp phần phản ánh sức khỏe, xuất hiện đặc điểm này cơ thể dễ có vấn đề

Cha mẹ hãy quan tâm tới mái tóc của bé vì điều này cũng góp phần cho biết sức khỏe của con.

Bạn có biết rằng lượng tóc của trẻ sơ sinh có thể phản ánh sức khỏe của trẻ ở một mức độ nhất định. Yếu tố chính ảnh hưởng đến lượng tóc của trẻ rất có thể liên quan đến chế độ dinh dưỡng nạp vào cơ thể của mẹ trong thai kỳ.

Từ tháng thứ 3 của thai kỳ, các nang tóc của thai nhi bắt đầu phát triển, từ mí mắt, lông mày, cằm và các bộ phận khác cho đến lưng, tứ chi và đầu. Vào khoảng tháng thứ 7 của thai kỳ, phần tóc trên đỉnh đầu của thai nhi bước vào thời kỳ phát triển nhanh, trong khi phần tóc phía sau đầu phát triển tương đối chậm.

Nếu chất lượng và khối lượng tóc của em bé không lý tưởng khi mới sinh, các bà mẹ không phải lo lắng hay tự trách mình. Vì tóc của bé sơ sinh sẽ thay đổi.

Tóc của bé cũng góp phần phản ánh sức khỏe, xuất hiện đặc điểm này cơ thể dễ có vấn đề

Nói chung, tóc của em bé mọc chậm trong vòng sáu tháng sau khi sinh. Sau đó, dưới sự điều hòa của hormone tăng trưởng, tóc trưởng thành mới bắt đầu mọc chậm và sẽ dần thay thế lông tơ trước đó. Khoảng hai hoặc ba tuổi, tóc sẽ mọc đen và dày.

Có 3 đặc điểm trên tóc bé hay cho biết sức khỏe của trẻ không ổn, cha mẹ cần quan tâm

Khi tóc thật của bé bắt đầu mọc, chúng ta có thể hiểu trực quan hơn về sự phát triển thể chất của bé. Một bác sĩ nhi khoa có kinh nghiệm có thể đánh giá sức khỏe của trẻ khi nhìn sơ qua mái tóc của trẻ.

Trong những trường hợp bình thường, nếu tóc của trẻ có 3 đặc điểm sau, có thể cho thấy cơ thể có điều gì đó không ổn.

1. Tóc mỏng, khô và ngả vàng

Tóc của bé cũng góp phần phản ánh sức khỏe, xuất hiện đặc điểm này cơ thể dễ có vấn đề

Bé nhà người khác hơn một tuổi có thể thắt bím tóc, nhưng bé nhà mình hai ba tuổi thì không thể thắt bím tóc được, vì tóc bé quá mỏng và mọc chậm, điều này thực sự khiến các mẹ rất lo lắng. Nếu tóc của bé đã mỏng và khô và ngả vàng thì rất có thể bé đang bị suy dinh dưỡng.

Cơ thể trẻ bị thiếu hụt một số chất dinh dưỡng như thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của tế bào khiến tóc ít và vàng; thiếu sắt, thiếu máu, cung cấp dinh dưỡng kém, tóc khô và xỉn màu; thiếu đồng, tóc rụng; thiếu hắc tố melanin tóc ngả vàng.

Lúc này quan trọng nhất là phải chú ý điều chỉnh cơ cấu chế độ ăn uống, chế độ ăn uống phải khoa học, đảm bảo cân đối các chất thịt, cá, trứng, đậu, rau củ quả, dinh dưỡng toàn diện cho bé.

Ngoài 3 nguyên tố khoáng chất nêu trên, các loại vitamin cần được bổ sung với hàm lượng phù hợp, là “vệ sĩ” bảo vệ mái tóc của bé. Ví dụ, vitamin A có thể dưỡng ẩm cho tóc và giảm gàu; vitamin B có thể làm cho tóc đen bóng; vitamin C có thể thúc đẩy quá trình hấp thụ sắt và vitamin D có thể thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi để ngăn ngừa rụng tóc và hói đầu.

2. Em bé hơi “hói”

Tóc của bé cũng góp phần phản ánh sức khỏe, xuất hiện đặc điểm này cơ thể dễ có vấn đề

Đừng nghĩ rằng “hói đầu” chỉ là đặc điểm của người lớn. Không nhất thiết phải là hói đầu hay đường chân tóc bị lệch mà còn có thể là hói vùng chẩm, rụng tóc từng vùng, v.v..

Trẻ bị rụng tóc từng vùng là không bình thường, có thể do trẻ quen tự giật tóc, hoặc có thể do vùng da đầu của trẻ bị viêm nhiễm, hoặc buộc tóc quá chặt khiến trẻ bị rụng tóc từng mảng, trẻ bị căng thẳng tinh thần quá nhiều. Những điều này có thể gây rụng tóc, hói đầu.

Trong trường hợp này nếu cần thiết có thể bổ sung vitamin D hoặc canxi theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng bé bị hói do thiếu canxi. Cần kịp thời sửa chữa những hành vi, thói quen xấu, quan tâm hàng ngày để giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, giảm hoặc tránh rụng tóc.

3. Tóc dựng đứng

Tóc của bé cũng góp phần phản ánh sức khỏe, xuất hiện đặc điểm này cơ thể dễ có vấn đề

Tóc người mọc xiên nhưng một số bé lại có mái tóc “cá tính” hơn, mọc thẳng đứng trông như “chú nhím”. Nguyên nhân khiến tóc bé “không nghe lời”, ngoài yếu tố di truyền, còn có thể do cơ trơn ở da đầu bé bị co thắt, hoặc bé có vấn đề về thể chất thần kinh. Chẳng hạn, bé hay quấy khóc, ngủ không ngon giấc, dễ hoảng sợ, hay bị tích trữ thức ăn,…

Trẻ có mái tóc dài thẳng đứng cần phải làm tốt việc chăm sóc tóc hàng ngày, gội đầu cho trẻ thường xuyên để giữ cho da đầu sạch và khô, thường xuyên massage tóc trẻ đúng cách để da đầu được thư giãn, đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu, và thúc đẩy tăng trưởng tóc.

Bên cạnh đó cho bé cảm giác an toàn đầy đủ, chăm sóc chu đáo hơn, chú ý hơn đến chế độ ăn uống, giữ tâm trạng vui vẻ, tinh thần vui vẻ. Em bé khỏe mạnh, tóc sẽ mọc khỏe mạnh một cách tự nhiên. Tuy nhiên nếu đã thực hiện những điều trên nhưng không cải thiện cha mẹ cần cho con đi khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị.

Nguồn: https://emdep.vn/nuoi-con/toc-cua-be-cung-gop-phan-phan-anh-suc-khoe-xuat-hien-dac-diem-nay-co-the-de-co-van-de-20230309090825845.htm

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X