Trưởng khoa Tai mũi họng tại TP.HCM: “Không bao giờ được lấy ráy tai”

Thói quen lấy ráy tai được rất nhiều người tự làm tại nhà này hóa ra lại là hành động rất nguy hiểm, dẫn đến nhiều biến chứng khó lường như điếc, nhiễm trùng…

Không ít người đến bây giờ vẫn cho rằng ráy tai là do bị bẩn nên thường ngoáy tai để lấy ra. Người ta thậm chí còn có thể ngoáy tai mọi lúc, dùng đủ mọi vật dụng từ tăm bông, tăm xỉa răng hay móng tay…

Tuy nhiên lấy ráy tai thực chất lại là thói quen hết sức sai lầm. Điều này đã được chính giáo GS.TS Phạm Kiên Hữu – trưởng khoa Tai mũi họng của Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh khẳng định.

Trưởng khoa Tai mũi họng tại TP.HCM: Không bao giờ được lấy ráy tai”-1

Nhiều người vẫn tự lấy ráy tai tại nhà bằng tăm bông. (Ảnh: VnExpress)

Ráy tai hình thành nên bởi chất được tiết ra do các tuyến dưới da phần ngoài của ống tai. Vì tai có cơ chế làm sạch tự nhiên nên ráy tai thường sẽ có xu hướng tự khô rồi bong ra ngoài mà không cần tác động nào.

Không hề là tác nhân gây mất vệ sinh tai như mọi người lầm tưởng mà ráy tai lại có tác dụng bảo vệ, chống nhiễm khuẩn, ngăn bụi bẩn và giúp tai không bị sốc trước các âm thanh quá lớn. Ngoài ra, ráy tai còn tạo môi trường axit giúp tai khô ráo, khiến vi khuẩn không phát triển được.

Do đó, việc sử dụng vật lạ lấy ráy tai bên trong ống tai có thể sẽ khiến phần da bên trong bị tổn thương. Phần da bên trong tai còn mỏng hơn rất nhiều da bên ngoài nên ngay cả tăm bông cũng có khả năng gây ra vết thương.

Trưởng khoa Tai mũi họng tại TP.HCM: Không bao giờ được lấy ráy tai”-2

Cấu tạo bên trong lỗ tai. (Ảnh: Thanh Niên)

Chia sẻ với Thanh Niên, GS.TS Phạm Kiên Hữu từng quả quyết: “Lấy ráy tai là lấy đi lớp bảo vệ, làm da tổn thương và tạo môi trường cho vi trùng trong tai phát triển. Không bao giờ được lấy ráy tai.”

Song có những trường hợp ráy tai quá nhiều lại ảnh hưởng đến khả năng nghe và hình thành nút ráy tai. Lúc này, tai cần được làm sạch nhưng phải bằng phương pháp hợp lý và do người có chuyên môn thực hiện.

Sử dụng dụng cụ sắc bén ngoáy sâu vào bên trong tai tiềm ẩn nguy cơ gây tổn thương, nhiễm trùng cao. Nếu bất cẩn có thể làm rách, thủng màng nhĩ, tạo điều kiện cho vi khuẩn ăn sâu vào trong tai.

Trưởng khoa Tai mũi họng tại TP.HCM: Không bao giờ được lấy ráy tai”-3

Lấy ráy tai bằng vật dụng không chuyên dễ gây tổn thương. (Ảnh: Dân Trí)

Thủng màng nhĩ còn dẫn đến nhiều bệnh lý hệ lụy khác chẳng hạn như điếc hay viêm tai giữa. Đặc biệt viêm tai giữa dễ xảy ra biến chứng rất nguy hiểm, nếu nhiễm trùng nặng, lan tới não hoàn toàn có thể khiến người bệnh không qua khỏi.

Tốt nhất không nên tự lấy ráy tai tại nhà. Nguyên tắc quan trọng nhất khi đã bị thương là không nên cố khều, móc hay tự chăm sóc bằng bất kì cách nào. Do đó, trong trường hợp không may làm tổn thương tai cần phải tới gặp ngay bác sĩ để xử lý kịp thời.

Nói tóm lại, mọi người không nên lạm dụng việc lấy ráy tai và cần cẩn trọng trong công việc này. Một đôi tai khỏe mạnh cũng sẽ khiến sức khỏe tinh thần con người tốt hơn.

Hy vọng thông tin hữu ích này đã giúp bạn hiểu hơn về cách chăm sóc cơ thể mình.

Nguồn: https://webkhoedep.vn/truong-khoa-tai-mui-hong-tai-tphcm-khong-bao-gio-duoc-lay-ray-tai-n-87355.html

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X