Vì trò đùa của bố, bé 1,5 tuổi có thể sống thực vật: Điện não đồ gần như chạy đường thẳng

Đã là cha mẹ thì ai cũng muốn dành thời gian chơi với con. Thế nhưng, đôi khi những trò mà chúng ta nghĩ trẻ sẽ vui, thích lại không hề có lợi cho sức khỏe của trẻ.

Đặc biệt là trò tung hứng trẻ lên cao. Đây là trò chơi mà rất nhiều chuyên gia đã cảnh báo là không nên. Chỉ có điều hình như nhiều người vẫn không biết sợ gì cả.

Như câu chuyện mình vừa đọc trên báo đây, người cha vì vui đùa với con bằng trò này mà cuối cùng khiến con phải nhập viện. Đến giờ này, tình hình của đứa trẻ vẫn chưa biết ra sao, nguy cơ trở thành người thực vật rất cao luôn đó.

Bởi thế, mọi người ạ, chơi gì thì chơi, tránh mấy trò mà chuyên gia đã khuyến cáo là không nên ra. Chẳng phải tự nhiên mà các chuyên gia, bác sĩ ‘rỗi hơi’ mà đi cảnh báo cái này cái kia đâu nè. Đừng để cuối cùng hối hận như ông bố này, lúc đó thì hối cũng đâu có kịp nữa đâu.

hình ảnh

Không nên rung lắc trẻ sơ sinh, ảnh minh họa, nguồn: BVN

Ông bố dỗ con theo cách thường làm khiến đứa trẻ 1,5 tuổi phải nhập viện nguy kịch

Câu chuyện này được báo chí Trung Quốc đưa tin rầm rộ. Theo đó, chiều ngày hôm đó, anh Đông (Hà Nam, Trung Quốc) chơi với con trai mới được 1,5 tuổi bằng cách tung bé lên. Tuy nhiên, vì bất cẩn nên anh đã làm rơi con.

Sau đó, anh Đông đã nhanh chóng đưa bé tới bệnh viện Nhân dân số 1 ở Hà Nam để cấp cứu. Khi ấy, bé trong tình trạng hôn mê, biến dạng vòng đầu, rối loạn hô hấp và xuất huyết trong.

BS. Trịnh – người phụ trách cấp cứu cậu bé nói: ‘Kết quả điện não đồ hiển thị vào chiều ngày hôm đó của cậu bé hầu như không dao động nhiều và gần như chạy theo đường thẳng’.

Kết quả CT cho thấy: bé bị xuất huyết não vùng trán phải, rải rác 2 bán cầu não và liềm đại não, tụ máu dưới màng cứng, phù não, vỡ lún sọ vùng thái dương đỉnh chẩm bên phải.

Bác sĩ Trịnh cũng cho hay: Do khu vực chấn thương sọ não của bé rất lớn, vị trí lại nguy hiểm. Do đó, kể cả khi bé vượt qua được giai đoạn nguy hiểm thì cũng có khả năng thành người thực vật.

Hiện, nhiệt độ cơ thể của bé ở mức ổn định 35 độ song các chỉ số sức khỏe khác thì không mấy khả quan. Nhịp tim của bé chỉ còn 80 nhịp/phút, không tự thở được mà phải nhờ cả vào máy thở.

hình ảnh

Em bé dù có qua được cũng khó mà khỏe mạnh. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Phía bệnh viện cũng nói rằng gia đình nên chuẩn bị tinh thần cho tình huống xấu nhất.

Được biết, vợ chồng anh Đông có 3 người con, con gái lớn 10 tuổi, con gái thứ hai 5 tuổi và bé út là cậu con trai mới 1,5 tuổi Bé út cũng là đứa trẻ vừa gặp nạn.

Anh Đông kể lại, hôm đó khi làm xong việc đồng áng, anh rảnh nên ngồi chơi cùng con. Thấy con liên tục đưa tay với đèn tường nên anh liền dỗ con bằng cách ‘tung nhẹ’ đứa trẻ lên. Tuy nhiên, anh đỡ không kịp nên khiến bé rơi thẳng xuống.

Vợ anh khi đó đang nằm nghỉ trên giường thì nghe thấy tiếng động lạ nên đã chạy vội ra xem thì thấy đứa trẻ đang nằm dưới sàn nhà. Lúc ấy, anh chị đã đưa bé tới bệnh viện gần nhà nhưng vì tình trạng nặng nên đã chuyển lên tuyến trên.

‘Gia đình không ai mắng mỏ hay nói gì nhưng đây là trách nhiệm của tôi. Nếu con có mệnh hề gì, tôi sẽ ân hận suốt đời này’, anh Đông nghẹn ngào.

Theo BS. Trịnh, việc bồng bế trẻ đưa lên đưa xuống nhanh, ẵm bé lên cao làm máy bay, đưa võng qua lại quá mạnh để dỗ bé ngủ… đều rất nguy hiểm vì sẽ dẫn tới hội chứng ‘em bé bị lắc’. Do đó, dù bé thích nhưng cha mẹ cũng tuyệt đối không được làm.

Trẻ nhỏ có đầu lớn và nặng, chiếm tới 25% thể trọng của cơ thể. Hơn nữa, cổ trẻ đang còn yếu nên chưa chịu được sức nặng của đầu. Trong khi đó, xương sọ lại mềm, màng não mỏng, rất dễ bị tổn thương. Với lại, tốc độ phát triển xương sọ nhanh hơn bộ não nên khi trẻ mới sinh, não và xương sọ sẽ có khoảng trống.

hình ảnh

Em bé trong tình trạng nguy kịch. Ảnh: Internet

Khi trẻ bị rung lắc mạnh, lực rung sẽ chuyển tới não và làm tổn thương não. Từ đó có thể dẫn tới xuất huyết não, xuất huyết khoang não thất… gây hôn mê sâu, liệt người thậm chí là mất mạng.

Mặc dù bác sĩ đã báo gia đình nên chuẩn bị tâm lý nhưng bố đứa trẻ vẫn cho hay: ‘Chỉ cần còn một tia hy vọng, tôi sẽ không từ bỏ’.

Hội chứng ‘em bé bị lắc’ gây ra hậu quả gì?

Hội chứng em bé bị lắc (SBS) là tên gọi chung của sự tổn thương não do lắc dữ dội mà không có sự va chạm vào đầu.

Bệnh này thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, nhiều nhất là từ sơ sinh tới 8 tháng vì lúc này đầu chiếm trọng lượng lớn, não bộ lại chưa phát triển. Do đó, trong lúc tung hứng con, lắc mạnh, đầu của bé sẽ di chuyển tới lui theo chuyển động hình số 8. Sự tăng tốc – giảm tốc độ nhanh chóng này khiến não và sọ di chuyển ở tốc độ khác nhau với các vị trí khác nhau. Khi đó, các mạch máu bắt đầu bị vỡ, gây xuất huyết trong não và xung quanh mắt, khiến tế bào não bị tổn thương và dẫn tới bại não vĩnh viễn. Thậm chí, ngay cả khi bé chỉ có 1 tổn thương não nhỏ thôi cũng ảnh hưởng tới suốt đời bé.

Hội chứng ‘em bé bị lắc’ này có thể gây nhiều hệ lụy với trẻ. Cụ thể:

+ Tổn thương nhẹ thì khiến trẻ bị chậm phát triển tinh thần, mất khả năng nói lưu loát, học tập không tiếp thu được bài vở và gặp vấn đề về hành vi.

+ Nếu tổn thương nặng thì có thể gây xuất huyết não, xuất huyết khoang não thất, xuất huyết võng mạc mắt, giảm thị lực hoặ mù, điếc, liệt hệ thần kinh, co giật, hôn mê sâu, thậm chí là qua đời.

Ngoài ra, việc rung lắc này còn có thể khiến bé bị thương và gãy cổ. Lúc đó, từ phẩn cổ trở xuống của bé sẽ bị liệt vĩnh viễn.

Đây là thông tin mà báo chí đã đăng tải rồi mọi người. Biết là ai cũng muốn chơi đùa với con nhưng cũng cần hết sức cẩn thận. Bởi, trẻ ocn còn yếu nên rất dễ bị tổn thương. Lúc đó thì mọi chuyện thế nào rất khó nói. Đừng để sau này mình phải sống trong ân hận, dằn vặt cả đời.

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/benh-tre-em/vi-tro-dua-cua-bo-be-15-tuoi-co-the-song-thuc-vat-dien-nao-do-gan-nhu-chay-duong-thang

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X