Vụ thu giữ hơn 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả: Điểm tên những mặt hàng đã bán ra thị trường
Từ năm 2020 đến nay, hàng loạt sản phẩm trong đường dây làm giả thực phẩm chức năng, thiết bị y tế đã được bán ra thị trường. Đáng chú ý, đây là các loại thực phẩm chức năng gắn mác sản xuất tại nước ngoài như Tây Ban Nha, Pháp, Mỹ...
Theo báo Tiền Phong đưa tin, phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hà Nội triệt phá thành công chuyên án thu giữ hơn 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả do Phạm Ngọc Tiến và vợ là Đoàn Thị Nguyệt (cùng SN 1988, trú tại Phúc La, Hà Đông, Hà Nội) cầm đầu.
Phạm Ngọc Tiến đã chỉ đạo Lương Thị Yến (kế toán công ty) thành lập 17 công ty, trong đó có 6 công ty có chức năng nhập khẩu hàng hóa, 11 công ty có chức năng phân phối hàng hóa trong nước.
Từ đó, Phạm Ngọc Tiến đã nảy sinh ý định sản xuất, gia công hàng trong nước, lấy thương hiệu của nước ngoài để bán.
Phạm Ngọc Tiến là dược sĩ nên tự tạo ra công thức của các sản phẩm, sau đó mua vật liệu trong nước giao cho nhân viên không có trình độ, bằng cấp tự phối trộn thành viên nang và đóng gói thành các sản phẩm có nguồn gốc nước ngoài là thực phẩm chức năng, thiết bị y tế…
Tiến mua nguyên vật liệu trong nước rồi chuyển về xưởng sản xuất hàng giả tại thị trấn Như Quỳnh (huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) và thành lập Công ty in Âu Việt tại Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) để in màng nhôm phục vụ ép vỉ sản phẩm. Các loại vỏ lọ Nguyệt đặt mua trên mạng, còn vỏ hộp đặt in của các cơ sở in tại TP Hà Nội.
Thông tin trên các vỏ hộp được các đối tượng đặt in bằng tiếng nước ngoài thể hiện hàng hóa xuất xứ từ nước ngoài (Tây Ban Nha, Pháp, Mỹ,..). Tem nhãn phụ được Tiến và Nguyệt thuê người dán tại xưởng Hưng Yên và kho hàng tại địa chỉ 114 Xa La, Hà Đông, Hà Nội.
Khi phát hiện dấu hiệu phạm tội của ổ nhóm này, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hà Nội đã áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ phá án và đồng loạt tổ chức khám xét khẩn cấp gần 20 điểm liên quan đến nơi sản xuất, gia công, cất giấu, tiêu thụ hàng hóa rải rác trên 20 tỉnh thành trên toàn quốc.
Kết quả khám xét khẩn cấp tại các địa điểm thu giữ 30 khuôn dập gân vỏ hộp, 28.531 hộp thực phẩm chức năng, 34.822 lọ thực phẩm chức năng, 38.935 vỉ chứa các viên thực phẩm chức năng, 8.535 thùng chứa nhiều vỏ hộp các loại, gần 100 thùng tem nhãn, các loại máy móc, dây chuyền, công cụ, nguyên vật liệu… để sản xuất hàng giả, tương đương hơn 100 tấn hàng hóa là thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả (khoảng hơn 100 mã sản phẩm khác nhau).
Tên các loại thực phẩm chức năng thu giữ trong đường dây này gồm: Tusibronx, Carti Bone, Nysta – GH, Omega 3-6-9, Medusa, Ginkokup 120, Meganin, D-Vitum, Vaganeo L, Stopax, Bestren-Stone…
Các thùng thực phẩm chức năng thu giữ của các đối tượng.
Các đối tượng khai nhận đã sản xuất, buôn bán hàng giả từ năm 2020, và bán tại nhiều hiệu thuốc, bệnh viện rải rác trên toàn quốc.
Xem thêm: Công bố hình ảnh của 18 sản phẩm thực phẩm chức năng vừa bị thu hồi của Abbott Healthcare Việt Nam
Theo thông tin báo Người Lao Động, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết đơn vị vừa ban hành văn bản thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với 18 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe do Công ty TNHH Abbott Healthcare Việt Nam công bố.
Công ty TNHH Abbott Healthcare Việt Nam trước đây có tên là Công ty TNHH Dược phẩm Glomed, có địa chỉ tại 35 Đại lộ Tự Do, KCN Việt NamSingapore, phường An Phú, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Đây đều là các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe được quảng cáo với công dụng hỗ trợ tăng cường tuần hoàn não; cải thiện chức năng gan; nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi; hỗ trợ mọc tóc; tăng cường sinh lý, cũng như giảm nguy cơ sưng đau khớp do gout…
Được biết, trước khi Cục An toàn thực phẩm ban hành quyết định thu hồi (có hiệu lực từ ngày ký, tức 12-5), ngày 20-10-2023, Công ty TNHH Abbott Healthcare Việt Nam đã gửi văn bản đề nghị rút hồ sơ liên quan đến sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Tuy nhiên, trong văn bản thu hồi của Cục An toàn thực phẩm không nêu rõ lý do có liên quan đến chất lượng sản phẩm hay không.
Như trước đó VietNamNet đưa tin, sáng 13/5, ông Chu Quốc Thịnh, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho biết đơn vị vừa ban hành văn bản thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với 18 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe do Công ty TNHH Abbott Healthcare Việt Nam công bố.
Công ty TNHH Abbott Healthcare Việt Nam trước đây có tên là Công ty TNHH Dược phẩm Glomed, có địa chỉ tại 35 Đại lộ Tự Do, KCN Việt NamSingapore, phường An Phú, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Trong 18 sản phẩm bị thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố, có thực phẩm bảo vệ sức khỏe Subrex Brain Boost 60 (viên bổ não), thực phẩm bảo vệ sức khỏe Subrex Natural liver boost (được giới thiệu là hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc gan) hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe Subrex® Skin Beautifier…
Lý do thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố các sản phẩm trên là do Công ty TNHH Abbott Healthcare Việt Nam xin tự nguyện thu hồi. Văn bản của Cục An toàn thực phẩm không nêu rõ việc thu hồi có liên quan chất lượng sản phẩm hay không.
Nguồn: https://phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/cong-bo-hinh-anh-cua-18-san-pham-thuc-pham-chuc-nang-vua-bi-thu-hoi-cua-abbott-healthcare-viet-nam-730370.html
Nguồn: https://sohuutritue.net.vn/vu-thu-giu-hon-100-tan-thuc-pham-chuc-nang-thiet-bi-y-te-gia-diem-ten-nhung-mat-hang-da-ban-ra-thi-truong-d284757.html