2 giai đoạn mẹ chớ dại bế bé nhiều để bé yêu khỏe mạnh, lớn nhanh như thổi

Bé yêu quá dễ thương và mẹ lúc nào cũng chỉ muốn bế bồng, cưng nựng bé. Nhưng bế bé nhiều không phải tốt cho bé như nhiều mẹ nghĩ.

Khi bé mới sinh

Trên thực tế, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn rất non yếu. Bạn hoặc những người khác khi bế bé rất có thể sẽ lây truyền bệnh sang cho bé một cách dễ dàng. Vì vậy tốt nhất bạn và người thân nên rửa tay trước khi bế bé. Đặc biệt những người lớn bị ốm không nên bế bé.

Chào đón bé sơ sinh nặng tới 5,1 kg tại Phú Thọ | Sức khỏe | Thanh Niên

Ở một góc độ khác, cột sống của trẻ sơ sinh còn rất yếu và phát triển chưa hoàn thiện. Nếu bế trẻ nhiều, bạn sẽ vô tình gò bé theo một t.ư th.ế không đúng, có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển cột sống của trẻ sau này. Thay vì bế ẵm, ở tuổi này, bạn nên để bé nằm một cách tự nhiên trên nôi, giường.

Sau 9 tháng tuổi

Cơ bản trong giai đoạn này, bé đã có thể tự ngồi, ngồi vững, bắt đầu biết bò và khám phá thế giới xung quanh. Để bé tự ngồi, bò và chơi đồ chơi cũng là một cách giúp nâng cao khả năng phối hợp giữa mắt và tay của trẻ. Nếu mẹ thường xuyên bế bé, bé sẽ không có cơ hội được vui chơi, được tìm hiểu, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Chăm sóc trẻ khỏe giai đoạn 9 tháng tuổi - Y Học Cộng Đồng

Trên thực tế, việc bế trẻ nhiều không chỉ khiến trẻ bị “bện hơi”, bám mẹ, khiến mẹ bị mệt mỏi mà trẻ cũng bị gò bó, không được thoải mái.

Vì vậy, các bậc phụ huynh thay vì bế ẵm trẻ, hãy tập cho trẻ biết tự chơi, tự khám phá để có thể phát triển lành mạnh.

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X