6 bộ phận của con lợn có thể gây h.ạ.i cho cả mẹ lẫn con trong bụng, bầu nên tránh xa

Hiện nay, tần số xuất hiện các món ăn được chế biến từ thịt lợn trong bữa cơm gia đình rất cao. Ngoài thịt lợn, người ta còn tận dụng cả nội tạng, da, huyết, mỡ… của lợn để làm nên những món ăn hấp dẫn.

Người bình thường có thể ăn theo ý thích nhưng với phụ nữ mang t.h.ai thì nhất định phải cẩn trọng. Đôi khi có những món tưởng ngon, tưởng b.ổ nhưng lại tiềm ẩn nguy h.ạ.i cho sức khỏe thai phụ và thai nhi trong bụng.

Hồi bầu bé Cún, em bị n.g.hén tới tháng thứ 6 nên chả ăn nổi thứ gì. Bước sang tháng thứ 6 thì cơ thể khỏe hơn, có cảm giác thèm ăn. Bình thường em rất ghét ăn thịt thà, gan cật lợn các thứ mà tự dưng lúc đó thèm k.inh k.hủng.

Mức tăng cân hợp lý khi mang thai cho bà mẹ bình thường - thiếu ...

Em bèn kêu chồng đi chợ mua gan với lòng lợn về xào chung với hành tây ăn cùng cơm, tối lại rủ chồng đi ăn cháo lòng. Mới được vài ba hôm thì mẹ chồng biết nên la quá chừng la. Mẹ bảo có bầu ăn mấy thứ đó ít thôi không là hại sức khỏe và ảnh hưởng con trong bụng lắm đó.

Mà may là thai lớn rồi đó, chứ như mấy người bầu 1-2 tháng đầu mà ăn nhiều gan lợn quá là đẻ con dễ bị d.ị t.ậ.t này nọ. Em nghe mẹ chồng cảnh báo mà s.ợ ghê, ráng nhịn miệng vì con.

Sau đó, em lên mạng tìm hiểu thấy đúng thế thật. Mẹ nào đang mang thai nên chú ý vụ này, không phải bộ phận nào trên mình con lợn cũng ăn được đâu nha!

Bà bầu không nên ăn nhiều thứ có hại để đảm bảo siêu âm thai con vẫn khỏe mạnh, phát triển bình thường

Gan lợn

Gan lợn có hàm lượng cholesterol và kim loại nặng khá cao. Nếu mẹ bầu ăn nhiều gan lợn sẽ nạp vào cơ thể một lượng chất độc hại. Mẹ nào cơ địa yếu, bị bệnh về tim, gan, thận thì sẽ khó đào thải được lượng chất có hại này ra khỏi cơ thể.

Điều này khiến tình trạng bệnh nặng hơn, ảnh hưởng sức khỏe tổng quát và sức khỏe của bào thai. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì mỗi người chỉ nên nạp khoảng 300mg cholesterol/ngày.

Gan lợn là "thực phẩm vàng" bổ sung sắt: Ăn như thế nào mới thực sự

Trong khi đó, 100g gan đã cung cấp trên 400mg cholesterol rồi. Đúng là các bà bầu không nên ăn. Nhất là mẹ nào đang mang thai thời kỳ đầu thì lượng vitamin A cao có trong gan dễ gây q.u.á.i thai.

Óc lợn

Mọi người quan niệm “ăn gì bổ nấy” nên hay cho bà bầu và con nít ăn óc lợn để bổ n.ã.o. Óc lợn lại có vị béo ngậy nên càng được cho là giàu chất bổ, giúp tăng cân tốt… Bộ phận này của con lợn đúng là nhiều dinh dưỡng như: canxi, phốtpho, sắt… cần cho cơ thể nhưng các chất này có hàm lượng không cân bằng, ít đạm và quá nhiều cholesterol.

Cho nên phụ nữ mang thai, người già, trẻ nhỏ chỉ nên ăn vừa phải và thỉnh thoảng thôi để không gây áp lực cho nội tạng, hệ tuần hoàn và hệ tiêu hóa. Mặc khác, óc lợn còn tươi ngon thì không nói, đằng này với óc để lâu bị có mùi, hao hụt dinh dưỡng và không đảm bảo vệ sinh thì ăn vào rất dễ bị đ.a.u bụng, nhiễm khuẩn đường ruột.

Những lợi ích của óc heo với sức khoẻ và ăn thế nào là đúng

Phổi lợn

Con lợn có thói quen đánh hơi, hít thở sát mặt đất. Phổi lợn lại nhiều phế nang nên chính là nơi tích tụ nhiều bụi bẩn, v.i khuẩn. Mẹ bầu ăn phổi lợn là đang vô tình nạp vào cơ thể nhiều bụi bẩn, kim loại nặng.

Hiện nay, món cháo lòng hay có thành phần phổi lợn và phổi lợn cũng được dùng nấu chung với rau cải cúc để chữa ho. Tuy nhiên, bà bầu tốt nhất không nên ăn là tránh ăn để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi.

Mỡ lợn

Mang thai, dịch tiêu hóa tiết ra có thể sẽ khác so với bình thường nên mẹ bầu dễ gặp tình trạng khó tiêu, ợ chua, ợ nóng. Ăn mỡ lợn nhiều sẽ khiến hệ tiêu hóa làm việc vất vả, chất dinh dưỡng khó hấp thụ.

Hơn nữa, lượng chất béo đưa vào cơ thể quá lớn như vậy còn khiến mẹ bầu đối mặt nhiều n.g.uy c.ơ tai b.iến thai kỳ như: tiểu đường, béo phì, bệnh tim mạch, tiền sản g.i.ậ.t, bào thai hạn chế hấp thu dinh dưỡng, kém phát triển trí tuệ…

Ruột non, ruột già

Ruột non, ruột già là món ăn khoái khẩu của nhiều người trong đó có bà bầu. Món ăn chế biến từ ruột non và ruột già tuy ngon nhưng khó tiêu và nguy cơ mất vệ sinh, nhiễm trứng giun, sán nếu sơ chế không kĩ là vô cùng lớn. Tốt nhất bà bầu không nên ăn ở giai đoạn sức khỏe quá nh.ạy c.ảm này.

Học Cách làm phá lấu ruột già ngon lạ miệng chiêu đãi bạn bè

Da lợn

Da lợn (hay còn gọi là bì lợn) là thứ chế biến thành nhiều món ăn khá ngon, kích thích vị giác. Nhiều mẹ bầu thích ăn da lợn còn vì nghĩ nó nhiều collagen nên giúp da căng bóng, mịn màng hơn. PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh lại nói: “Da lợn rất k..hó tiêu hóa. Da lợn cũng như bất cứ da động vật nào nói chung đều không nên ăn.

Điều này đúng cho tất cả mọi người, dù nam hay nữ, già hay trẻ. Nguyên nhân là da lợn có hàm lượng chất dinh dưỡng cực thấp, lại có nhiều rủi ro như ăn phải da bẩn…”. Ông còn nói thêm: “Protein ở da chủ yếu được cấu tạo từ galetin và collagen.

Chúng có vai trò trong việc làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, rất quan trọng để cấu tạo da, xương, sụn, các tổ chức liên kết trong cơ thể. Nhưng đây là loại protein rất k.h.ó tiêu, do đó bà bầu không nên ăn quá nhiều. Ăn quá nhiều có thể khiến cơ thể mắc b.ệ.nh”.

Bà bầu chỉ nên ăn phần thịt lợn và ăn đúng cách

Thịt lợn cung cấp nguồn chất đạm, béo, khoáng chất dồi dào và cần thiết cho cơ thể. Mẹ bầu nên tận dụng nguồn thực phẩm này để chế biến món ăn mỗi ngày. Tuy nhiên, phải chú ý các điều sau:

-Chọn mua thịt lợn sạch, có nguồn gốc rõ ràng ở nơi uy tín.

-Tốt nhất nên mua thịt lợn nhà nuôi để ăn, bà bầu không nên ăn nhiều thịt lợn nuôi công nghiệp. Lợn nuôi công nghiệp thường được cho ăn bằng cám và tiêm nhiều hormone tăng trưởng nên ít dinh dưỡng mà lại còn tồn dư hormone có hại cho sức khỏe.

-Khi mua thịt lợn, mẹ phải chọn miếng nào còn tươi, ấn vào thấy có độ đàn hồi tốt, thịt chắc không bị bở, không bị có mùi ôi khó chịu hoặc mùi thuốc… Miếng thịt không có nốt lạ, không có dấu hiệu bị bầm tím, bất thường gì cả.

Bà bán thịt giấu kỹ chẳng mấy người biết: Mua thịt ba chỉ phải …

-Thịt lợn mua về phải rửa sạch, có thể ngâm bằng nước muối loãng nếu muốn trước khi nấu và nhớ nấu chín kĩ.

-Với tiết lợn, mẹ có thể ăn nhưng ăn tiết đã được nấu chín hoàn toàn. Tuyệt đối không được ăn tiết canh lợn.

Lợn đúng là vật nuôi hữu ích khi cho con người nguồn thực phẩm lớn. Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn 6 thứ trên đây để đảm bảo an toàn sức khỏe cho mình và cho con trong bụng. Chúc các mẹ có một thai kỳ thật bình an và hạnh phúc, sinh nở “mẹ tròn con vuông”.

Theo Giadinhmoi

X
/57976558/Ureka_Supply_myeva.vn_InflowMB_1x1_130623