Theo chuyên gia: Đừng kỳ vọng cứ mùa hè là hết dịch, cơ thể người 37 độ virus vẫn sống tốt

Dịch bệnh bùng phát nhanh khiến người người lo lắng, bàng hoàng. Ai ai cũng trời sẽ nắng lên vì trước đó có thông tin nhiệt độ cao khiến virus corona suy yếu và bị tiêu diệt!

Từ hôm thứ 6 tới giờ, dịch bệnh bùng phát nhanh khiến người người lo lắng, bàng hoàng. Ai ai cũng trời sẽ nắng lên vì trước đó có thông tin nhiệt độ cao khiến virus corona suy yếu và bị tiêu diệt. Bản thân mình cũng thế, nhìn thời tiết 2 hôm nay nắng lên mà mừng. Tuy nhiên, mới đây WHO đã chính thức lên tiếng khuyên mọi người nên đề phòng cẩn thận, đừng vì nhiệt độ tăng cao mà nghĩ sẽ dập được dịch. Bởi vì, vẫn có những quốc gia nhiệt độ cao nhưng vẫn dính dịch.

Kết quả hình ảnh cho trời nắng nóng

Nhiệt độ ảnh hưởng thế nào tới Covid – 19?

Trước đó, các nhà khoa học Trung Quốc đã thực hiện các nghiên cứu và xác định nhiệt độ và sự thay đổi thời tiết ảnh hưởng tới tốc độ lây lan của virus corona. Nhóm nhà khoa học này khẳng định: ‘Nhiệt độ có thể thay đổi đáng kể tốc độ lây lan của Covid-19’.

Tuy nhiên, mới đây nhóm nhà khoa học từ Trường Y tế Công cộng T.H Chan của Đại học Harvard do nhà dịch tễ học Marc Lipsitch đứng đầu lại nhận định: Việc lây lan virus corona xảy ra ở nơi có khí hậu lạnh, ẩm như Trung Quốc đến các khu vực có khí hậu nhiệt đới như Quảng Tây (TQ) hay Singapore. Do đó, nếu chỉ tính mình yếu tố thời tiết thì không thể làm giảm số ca nhiễm bệnh nếu không có sự can thiệp y tế trên diện rộng.

Đặc biệt, ông Michael Ryan, Giám đốc Chương trình Y tế khẩn cấp thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng cho biết: Mọi người không nên quá kỳ vọng vào giả thiết bệnh dịch sẽ tự động suy giảm khi nhiệt độ tăng lên, nhất là vào mùa hè. Thậm chí, ông còn nhấn mạnh ‘sẽ là hy vọng hão huyền khi nói rằng Covid – 19 sẽ biến mất như bệnh cúm, chưa có bất kì bằng chứng nào cho điều này cả’.

Nói chung: Ảnh hưởng của nhiệt độ với virus corona đến nay vẫn là một dấu hỏi lớn. ‘Chúng ta không thể vì một số bệnh về đường hô hấp khác như cúm có tính mùa vụ mà khẳng định Covid – 19 cũng sẽ như thế’, các chuyên gia cho biết.

Chuyên gia Việt nói gì?

Theo bác sĩ Lại Thanh Hà (Trưởng khoa Khám bệnh – Bệnh viện Thanh Nhàn) cho biết: khi trời lạnh, nhiệt độ thấp khả năng lây bệnh cao hơn do chúng ta hay đóng kín cửa và tụ tập đông người. Điều này khiến virus dễ lây lan hơn. Hơn nữa, trời lạnh mọi người còn ít khi mở cửa khiến không khí bí bách tạo điều kiện cho virus cô đặc lại và gây bệnh.

TS. Nguyễn Hồng Vũ (Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ) cũng cho biết: nhiệt độ 25 độ trở lên virus corona sẽ bị suy yếu nhưng vẫn có khả năng lây bệnh. Bởi, bình thường cơ thể chúng ta vẫn ở nhiệt độ 37 độ C, khi sốt còn lên tới 40 độ C nhưng virus vẫn lây lan như thường. Do đó, mọi người không được chủ quan.

Tại sao WHO liên tục thay đổi tên gọi của virus corona?

Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra ban đầu được gọi bằng cái tên virus corona mới 2019 (viết tắt là 2019-nCoV). Tuy nhiên đây chỉ là tên gọi tạm bợ. Sau đó, đến ngày 11/2/2020 sau quá trình nghiên cứu thì Tổ chức Y tế Thế giới mới công bố tên chính thức là Covid-19. Sau đó, WHO lại một lần nữa công bố tên chính thức cho virus gây bệnh này là virus corona hôi chứng hô hấp cấp tính nặng 2 (viết tắt là SARS-CoV-2). Việc đặt tên các căn bệnh giúp quá trình thảo luận, phòng và chữa bệnh diễn ra dễ dàng hơn. Với dịch bệnh này, tên của dịch bệnh vẫn là Covid-19 nhưng tên của virus gây bệnh đã đổi thành virus corona thành SARS-CoV-2 do nó có tính chất tương đồng với virus SARS xuất hiện năm 2003 nhưng vẫn có những điểm khác nhau.

Ví dụ điển hình như: HIV là virus gây bệnh AIDS. Người ta thường biết tên của bệnh, như là sởi, nhưng lại ít biết tên virus gây ra nó, đó là rubela.

Theo: Giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X