Bé sơ sinh không có da do sai lầm tai hại của người mẹ lúc mang thai
Nếu bạn đang mang thai, hãy chắc chắn LUÔN LUÔN hỏi ý kiến bác sĩ nếu bắt buộc phải uống thuốc. Không bao giờ tự điều trị mà không có lời khuyên từ chuyên gia. Bằng cách đó, mẹ bầu có thể đảm bảo một thai kỳ an toàn cho cả mẹ và bé yêu.
Bất cứ người phụ nữ nào khi phát hiện ra mình có thai đều ngay lập tức thay đổi thói quen của bản thân để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho thai nhi. Nhưng đôi khi, việc phải uống thuốc khi mang bầu là khó tránh khỏi. Thật không may, một em bé chào đời đã bị thiếu đi lớp da do người mẹ lỡ uống nhầm một loại thuốc trong khi mang thai.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Pakistan trước đây đã kiểm tra lý do tại sao đứa bé được sinh ra mà không có làn da bảo vệ. Các nhà khoa học nghi ngờ rằng có lẽ một trong những loại thuốc mà bà mẹ đã uống có tên là azathioprine đã gây nên tình trạng này. Sau đây, chúng tôi sẽ đưa ra các gợi ý về những loại thuốc bà bầu không được uống.
Những loại thuốc không an toàn khiến bé sơ sinh không có da
Bé sơ sinh không có da – theAsianparent Singapore
Không giống như những đứa trẻ sơ sinh khỏe mạnh khác, hơn 90% cơ thể em bé này không có làn da bảo vệ khi chào đời. Ngoài ra, em bé còn không có móng tay, thậm chí không có một sợi tóc, lông mi hay lông mày nào.
Không chỉ vậy, bé trai này còn thiếu núm vú; tai của bé cũng không phát triển đầy đủ và tất cả các mạch máu trong cơ thể bé có thể được nhìn thấy rõ.
Lúc chào đời, bé trai này chỉ nặng 1,02 kg, chu vi vòng đầu chỉ 26,5 cm. Thông thường, chu vi vòng đầu của trẻ sơ sinh nằm trong khoảng từ 33 cm đến 38 cm.
Với tình trạng nghiêm trọng như vậy, cậu bé đã được chăm sóc đặc biệt trong lồng kính. Tuy nhiên, bé đã qua đời chỉ sau 4 ngày.
Em bé bị ảnh hưởng bởi Aplasia cutis congenita: Một hội chứng hiếm gặp
Viêm da Aplasia cutis congenita là tình trạng trẻ thiếu làn da bảo vệ ngay từ khi chào đời. Tính đến nay, những đứa trẻ sinh ra với tình trạng này là khá hiếm.
Hội chứng này ảnh hưởng chủ yếu đến các khu vực xung quanh đầu. Nó cũng có thể xảy ra ở cả bé trai và bé gái.
Bé sơ sinh không có da – theAsianparent Singapore
Nguyên nhân nào gây nên sự bất thường này?
Đáng chú ý là người mẹ này đã sinh được hai đứa trẻ khỏe mạnh từ những kỳ sinh nở trước đó.
Người mẹ đã chia sẻ rằng rằng trong quá trình mang thai cô không hề bị thủy đậu hay phát ban. Tuy nhiên, cô bị một bệnh ngoài da gọi là pemphigus vulgaris.
Bệnh ngoài da pemphigus vulgaris là gì?
Pemphigus Vulgaris là một bệnh tự miễn hiếm gặp. Tình trạng này dẫn đến mụn nước trên da hoặc miệng, dần dần phát triển và vỡ ra và để lại sẹo.
Nguyên nhân gây bệnh là do rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch. Tình trạng này cũng có thể dẫn đến bệnh bạch hầu và viêm da. Pemphigus Vulgaris ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, bất kể là nam hay nữ.
Theo nghiên cứu, các triệu chứng chính mà 50% bệnh nhân sẽ gặp phải là mụn nước hoặc mụn nhọt trong miệng. Nói chung, mụn nước cũng có thể được tìm thấy trên nướu, má hoặc vòm miệng. Sự mài mòn cũng có thể được nhìn thấy ở một số khu vực hoặc có thể lan rộng khắp miệng. Do đó, bệnh nhân có thể sẽ trải qua cơn đau dữ dội.
Rõ ràng, bệnh gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh. Hơn nữa còn làm họ mất đi cảm giác ngon miệng đến mức có nguy cơ suy bị dinh dưỡng và giọng nói khàn.
Đây là lý do chính khiến người mẹ phải dùng thuốc mặc dù đang mang thai. Thật không may, loại thuốc cô ấy uống đã gây nguy hiểm cho sức khỏe của đứa con.
Người mẹ cho biết, ban đầu cô đã mua thuốc chống viêm prednisolon với liều 60 mg mỗi ngày trong hai tháng đầu của thai kỳ. Sau đó, liều dùng giảm dần còn 30mg/ngày.
Ngoài ra, cô cũng uống 150 mg azathioprine mỗi ngày từ tuần thứ 6 – 20 của thai kỳ. Sau đó, các bác sĩ đã giảm dần liều lượng xuống còn khoảng 15 mg mỗi ngày.
Sử dụng Azathioprine khi mang thai có thể mang đến những rủi ro sức khỏe nào?
Các bà mẹ xin hãy lưu ý rằng dùng azathioprine khi mang thai không được khuyến khích bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).
Theo các nghiên cứu, việc dùng azathioprine trong khi mang thai có thể dẫn đến sự gia tăng các bất thường bẩm sinh, chẳng hạn như:
Chậm phát triển trong bụng mẹ
Nguy cơ sinh non và nhẹ cân cao hơn
Một loạt các tình trạng khác nhau ảnh hưởng đến đầu, tủy sống, tuyến ức, thận, máu, phổi, bàng quang, tiết niệu, mắt, niệu đạo và tay.
Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng dùng azathioprine khi mang thai có thể dẫn đến dị tật tim, nhẹ cân, sinh non và kích thước nhỏ đối với tuổi thai. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác gây mâu thuẫn khi cho rằng nó an toàn.
Một điều quan trọng khác cần lưu ý là có thể bệnh pemphigus vulgaris của người mẹ cũng có thể góp phần làm cho đứa bé được sinh ra không có da.
Tất nhiên, không người mẹ hay bác sĩ nào muốn em bé trong bụng có nguy cơ phát triển không toàn diện. Do đó, tất cả phụ nữ mang thai nên đảm bảo rằng các mình không làm những việc làm ảnh hưởng đến thai nhi như uống 1 số loại thuốc tây nhấ định.
Bé sơ sinh không có da – theAsianparent Singapore
Có thai uống thuốc tây được không? Những loại thuốc bà bầu không được uống
Mang thai là thời kỳ người phụ nữ nhạy cảm và dễ tổn thương nhất từ những tác nhân thường ngày vẫn vô hại. Trong suốt thai kỳ, mẹ cần tránh những việc làm ảnh hưởng đến thai nhi, trong đó có uống thuốc tây. Có thai uống thuốc tây được không? Mặc dù không phải loại thuốc tây nào cũng tác động tiêu cực đến sức khỏe thai nhi, tốt hơn hết là chị em nên hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc tây trong suốt thai kỳ.
Các loại thuốc sử dụng khi mang thai đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi qua nhau thai và gây ra các hậu quả như:
Tác động trực tiếp đến thai nhi, gây sảy thai, thai lưu, dị tật bẩm sinh
Làm thay đổi chức năng bánh nhau, giảm nguồn cung cấp oxy và chất dinh dưỡng, dẫn đến nguy cơ thai kém phát triển
Tác động lên tử cung, gây co bóp dẫn đến sinh non
Gây ra những thay đổi đối với cơ thể mẹ, gián tiếp ảnh hưởng tới thai nhi
Những loại thuốc bà bầu không được uống
Azathioprine không an toàn khi dùng trong thai kỳ, còn có những loại thuốc bà bầu không được uống nào nữa?
Dưới đây là danh sách ngắn gọn những loại thuốc mà thai phụ không nên dùng trong suốt thai kỳ:
Thuốc chống nấm
Thuốc chống lo âu và trầm cảm
Kháng sinh (trừ khi có chỉ định của bác sĩ)
Kháng histamine (trừ khi có chỉ định của bác sĩ)
Thuốc trị đau nửa đầu (trừ khi có chỉ định của bác sĩ)
Thuốc ngủ
Hãy đọc thêm về lý do tại sao các loại thuốc này không phù hợp với phụ nữ mang thai và thai nhi. Đồng thời, nếu cần dùng bất kỳ loại thuốc nào trong khi mang thai, chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Những điều cần cân nhắc trước khi sử dụng thuốc không kê đơn (OTC)
- Tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào. Bạn nên biết hầu hết các loại thuốc OTC phổ biến này đều có ảnh hưởng nghiêm trọng lâu dài. Hãy tự hỏi bản thân, bạn có sẵn sàng đặt cuộc sống của con bạn vào tình trạng nguy hiểm để thoát khỏi cơn đau đầu đó không?
- Tránh dùng các loại thuốc kết hợp. Không dùng hai loại thuốc khác nhau cùng lúc trừ khi có chỉ định từ bác sĩ. Ví dụ, thuốc chống dị ứng và thuốc giảm đau có thể là sự kết hợp chết người. Vì thế,việc thảo luận với bác sĩ trước khi dùng thuốc là bắt buộc.
- Đọc nhãn. Luôn đảm bảo đọc hướng dẫn sử dùng trước khi mua hoặc sử dụng thuốc OTC. Đôi khi, các thành phần như rượu và caffeine cũng không được thể hiện trên nhãn. Vì vậy, hãy cẩn thận với những loại thuốc bạn mua và luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước.
- Một lời nhắc nhở cuối cùng: nếu bạn đang mang thai, hãy chắc chắn LUÔN LUÔN hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc an toàn. Không bao giờ tự điều trị mà không có lời khuyên từ chuyên gia. Bằng cách đó, mẹ bầu có thể đảm bảo một thai kỳ an toàn cho cả mẹ và bé yêu.