Chất đ.ộc gấp xyanua 10 lần, chỉ 1mg đã gây u.ng th.ư, thường xuất hiện trong 5 loại thực phẩm nhà nào cũng có

5 thực phẩm quen thuộc này có thể trở thành chất đ.ộc nếu không được sử dụng đúng cách.

Aflatoxin – chất gây u.ng th.ư số 1

Tổ chức Y tế thế giới đã xếp aflatoxin vào nhóm chất gây u.ng th.ư mạnh nhất. Nó có đ.ộc tính gấp 68 lần asen và 10 lần so với kali xyanua. Chất này thường xuất hiện trong các thực phẩm nấm mốc. Aflatoxin sinh ra bởi nấm Aspergillus flavus và A. parasiticus.

Theo nghiên cứu của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, tiếp xúc với aflatoxin nồng độ cao trong thời gian dài có thể gây ra u.ng th.ư gan. Chỉ cần hấp thụ 1mg afaltonxin qua đường ăn uống cũng có thể gây ra u.ng th.ư. Tiêu thụ 20 miligam aflatoxin có thể khiến một người nặng 70kg t.ử vo.ng.

Aflatoxin là chất bền với nhiệt. Ngay cả khi thực phẩm đã được nấu chín, chất aflatoxin vẫn có thể gây hại cho sức khỏe.

Aflatoxin

Aflatoxin

5 thực phẩm quen thuộc trong nhà bếp dễ nhiễm aflatoxin

Mộc nhĩ ngâm lâu ngày

Mộc nhĩ là thực phẩm chứa nhiều protein, cellulose… Bản thân mộc nhĩ không có đ.ộc. Tuy nhiên, quá trình chế biến không đúng cách sẽ khiến đ.ộc tố được sản sinh. Mộc nhĩ ngâm lâu ngày dễ bị vi khuẩn xâm nhập và sinh ra aflatoxin. Kể cả khi rửa với nước nhiều lần và nấu chín, chất aflatoxin vẫn không được loại bỏ hoàn toàn.

Lạc (đậu phộng) mốc

Lạc hỏng, mốc có chứa chất aflatoxin, tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Do đó, bạn cần bảo quản lạc ở nơi khô ráo, thoáng mát. Nếu lạc có dấu hiệu ẩm, mốc, tốt nhất là nên vứt đi.

Những chế phẩm từ lạc như bơ lạc, dầu lạc cần được mua ở nơi có uy tín, ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, thành phần, ngày sản xuất và hạn sử dụng rõ ràng…

chat-doc-gap-10-lan-xyanua-chi-1mg-co-the-gay-ung-thu-02

Hạt hướng dương có vị đắng

Hạt hướng dương là đồ ăn vặt được nhiều người yêu thích. Trong quá trình ăn, nếu gặp hạt hướng dương có vị đắng, hãy nhổ chúng ra ngay và súc miệng bằng nước sạch. Vị đắng của hạt hướng dương và các loại hạt khác đều đến từ nấm mốc. Nếu tiêu thụ thường xuyên có thể dẫn tới u.ng th.ư gan.

Gạo hỏng

Những loại gạo đổi màu hoặc bị mốc rất dễ sản sinh ra aflatoxin. Nhiều người cho rằng, gạo đó vẫn có thể ăn được sau khi nấu chín. Tuy nhiên, aflatoxin không mất đi và không thay đổi đ.ộc tính dù được xử lý ở nhiệt độ cao.

Do đó, nếu thấy gạo có hiện tượng lạ, tốt nhất bạn nên bỏ chúng đi.

Ngô mốc

Tương tự như gạo, ngô bị mốc sẽ sản sinh ra rất nhiều aflatoxin. Chất độ có thể lan từ phần mốc sang những phần chưa bị hỏng. Do đó, chúng ta nên loại bỏ hoàn toàn bắp ngô bị hỏng chứ không chỉ cắt bỏ phần mốc.

Sử dụng các loại thực phẩm đã hư hỏng này làm thức ăn cho động vật cũng sẽ khiến chất đ.ộc tích lũy trong cơ thể chúng. Sau đó, con người tiêu thụ thịt của những loại động vật này cũng gián tiếp có nguy cơ nhiễm bệnh.

Theo giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X